Quản lý chiến lược là gì?

Viện VIM

07/10/2023 14:57

Theo Viện Nghiên cứu và Đào tạo về Quản lý (Viện VIM), quản lý chiến lược là môn khoa học quản lý các khả năng những khoản lợi nhuận lớn cho các nhà đầu tư, thậm chí thay đổi cơ cấu cả một ngành công nghiệp. Thế nhưng quản lý chiến lược sai lầm cũng đã dẫn đến thảm hoạ cho rất nhiều doanh nghiệp.

Quản lý chiến lược (Strategic Management) là phương pháp tiếp cận hệ thống nhằm nhận dạng và thực hiện những thay đổi cần thiết và đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý chiến lược kết nối việc hoạch định chiến lược với việc ra quyết định trong quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng ngày.

Quản lý chiến lược là một kỹ năng nghề nghiệp nhưng cũng là một nghệ thuật. Là kỹ năng nghề nghiệp vì nó đòi hỏi sử dụng những kiến thức và kỹ thuật được đào tạo và bồi dưỡng bằng thời gian kinh nghiệm thực tế. Là nghệ thuật vì trong quản lý chiến lược, khi phải đối đầu với một tương lai không chắc chắn, phải quyết định bằng sự chỉ dẫn của cả trái tim và khối óc của nhà quản lý. Sự thành công của quản lý chiến lược đòi hỏi cả hai yếu tố: Suy nghĩ sáng suốt và phán đoán hợp lý.

noi-dung-chu-yeu-cua-quan-tri-san-xuat-01-1696665368.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Quản lý chiến lược là một quy trình có cấu trúc, qua đó doanh nghiệp xây dựng một vị thế dẫn dầu nhằm duy trì ưu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, đồng thời là kết quả của quy trình quản lý chiến lược. Quản trị chiến lược tồn tại như một trạng thái hơn là một cơ chế quản lý.

Giám đốc và các nhân viên cao cấp khi bắt đầu đảm nhiệm cương vị cần nắm bắt đầy đủ khái niệm quản lý chiến lược để tăng giá trị cho những đóng góp của mình vào mục tiêu chung. Kỹ năng quản lý chiến lược có thể giúp họ làm chủ được cơ chế hoạt động phức tạp của doanh nghiệp cũng như có cơ hội phát triển tốt nghề nghiệp, tạo ra khả năng nắm bắt tốt cơ hội, phát triển nhanh kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra.

Khi doanh nghiệp thực hiện quản lý chiến lược, cách tư duy trở nên có tầm nhìn hơn vì:

- Ý tưởng đột phá, giới hạn tổ chức trở nên linh hoạt.

- Tiêu điểm dịch chuyển từ các yếu tố đầu vào để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tới các yếu tố đầu ra hay kết quả mà doanh nghiệp mong đợi.

- Việc tập trung vào tối ưu hiệu quả tổ chức và quy trình chất lượng được coi là yếu tố then chốt để đạt được sản phẩm và dịch vụ có chất lượng đáp ứng.

Một bước chuyển biến về văn hoá doanh nghiệp có khả năng thích ứng dễ dàng với các biến động.

Quản lý chiến lược được phân làm 5 quá trình cơ bản: tiến hoạch định, hoạch định chiến lược, triển khai, thực hiện và đo lường đánh giá. Các hoạt động triển khai chiến lược bao gồm hoàn thành phương án được hoạch định và truyền phương án cho các đồng sự. Sau đó, các công tác thực hiện phương án bao gồm phân bổ nguồn lực, vận hành và điều hành phương án. Việc đo lường và đánh giá không chỉ kiểm tra các bước thực hiện mà quan trọng hơn còn đánh giá sự thay đổi của doanh nghiệp như một hệ quả của các bước thực hiện, sử dụng những thông tin thu được để tối ưu phương án đang thực hiện.

Cũng có nhiều mô thức thực hiện quản lý chiến lược khác, như mô hình Plan-Do-Check-Act (PDCA) của Shewart.

387346488-280204731585764-8284986662845661324-n-1696665165.jpeg
 
368602326-1483291285842280-2556248305331051484-n-1696665165.jpeg

Viện VIM
Bạn đang đọc bài viết "Quản lý chiến lược là gì?" tại chuyên mục Khoa học quản lý.