Bí quyết để đạt được sự ổn định tài chính cho bản thân
05/12/2018 15:18
Bí quyết để đạt được sự ổn định tài chính cho bản thân
(NQL) – Trong quyển sách Unshakeable: Your Financial Freedom Playbook của mình, tỷ phú tự thân, đồng thời là chiến lược gia kinh doanh Tony Robbin sẽ chỉ cho mọi người cách để vượt qua nỗi sợ hãi và đạt được thành công về mặt tài chính bằng cách làm theo lời khuyên từ những nhà tài chính tài ba nhất.
Mặc dù nền kinh tế và thị trường chứng khoán đã dần hồi phục kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008, thế nhưng chúng ta vẫn đang sống trong giai đoạn tài chính khốc liệt.
Trên thực tế, còn rất nhiều người vẫn phải đang đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Hoa Kỳ đang phải đối mặt với tình trạng lãi suất thấp nhất trong lịch sử và một số quốc gia khác thậm chí còn có lãi suất âm.
Điều này đủ khiến cho mọi người cảm thấy bất an. Tuy vậy, Tony Robbins tin rằng mọi thứ vẫn có thể đứng vững trong chính thời điểm bất ổn này.
Trong quyển sách Unshakeable: Your Financial Freedom Playbook của mình, triệu phú đồng thời là chiến lược gia kinh doanh Tony Robbin đã chỉ cho mọi người cách để vượt qua nỗi sợ hãi và đạt đượ cthành công về mặt tài chính bằng cách làm theo lời khuyên từ những nhà tài chính tài ba nhất.
Trong một cuộc phỏng vấn với GOBanking Rates, Tony Robbins cho biết “Thực sự thì điều gì khiến những lời khuyên này không thể lay chuyển? Đơn giản bởi chúng là lời vàng ngọc của Warren Buffet, Ray Dalio, Carl Icahn, David Swensen. Những con người thông minh nhất trên thế giới, họ sẽ chỉ cho bạn biết nên làm gì.”
Nếu bạn muốn tạo ra tài chính ổn định, an tâm đi ngủ hàng đêm mặc cho mọi thứ đang “Lên bờ, xuống ruộng”, hãy đọc quyển sách của Tony Robbins. Hãy thực hiện theo lời khuyên của ông và các chuyên gia khác và đón nhận thành quả.
Tony Robbins
Hãy tự đào tạo bản thân trước khi thực hiện bất cứ điều gì
Robbins cho biết tự học là điều đầu tiên mà mọi người cần phải làm để đạt được thành công vững chắc về mặt tài chính. Ông nhấn mạnh “Bạn cần phải hiểu được những nguyên tắc cơ bản”.
Một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể hiểu được là thị trường chứng khoán thường tăng lên theo thời gian nhưng vẫn có những lúc xuống giá trở lại. Robbins cho biết: “Năm ngoái chúng ta đã chứng kiến cuộc khủng hoảng 2,3 nghìn tỷ USD. Nhưng, làm thế nào vào cuối năm, mọi thứ có thể ổn định trở lại? Đặc biệt là sự gia tăng đáng chú ý của các chỉ số chính.” Và đó cũng không phải là lần đầu tiên.
Robbins cho biết thêm “Trong thế kỷ vừa qua, biết bao nhiêu tình huống khó khăn ngoài sức tưởng tượng đã xảy ra đối với nền kinh tế thế giới và nền kinh tế của nước Mỹ? Chúng ta đã phải trải qua 2 cuộc chiến tranh thế giới, những cuộc suy thoái hay những khủng hoảng toàn cầu liên quan đến dịch cúm gia cầm. Chúng ta còn phải hứng chịu các yếu tố của Brexit. Sẽ luôn có khủng hoảng diễn ra. Trong suốt thời gian đó, chỉ có một xu hướng duy nhất cho các thị trường này – và điều đó diễn ra theo thời gian.”
Khi bạn đầu tư và xây dựng sự giàu có của bản thân, hãy hiểu rằng sẽ có những va vấp trong quá trình đó. Như Robbins đã chỉ ra trong Unshakeable, kể từ năm 1900 đã có một sự điều chỉnh thị trường, hàng năm thị trường sẽ giảm ít nhất là 10% so với đỉnh cao của nó. Tuy nhiên, trung bình thì việc điều chỉnh đó kéo dài chưa đến 2 tháng. Và có ít hơn 1/5 trong số đó trở thành thị trường theo chiều giá xuống, giảm ít nhất 20% so với mức đỉnh của thị trường.
Robbins khuyên: “Một khi bạn hiểu rằng phần lớn các sự điều chỉnh không phải là xấu, bạn sẽ dễ dàng giữ bình tĩnh hơn và có thể chống lại sự cám dỗ để thoái lui khi có dấu hiệu của sự nhiễu loạn. Nếu bạn đã trải qua huấn luyện, bạn sẽ không còn phản ứng dựa trên sự sợ hãi.”
Đã phóng lau thì phải theo lau
Muốn kiếm tiền, bạn còn cần phải đầu tư.
Robbins nhấn mạnh “Đừng nhìn vào mức tiết kiệm 10% hay 15%, 20% hay 5% mà hãy nhảy vào các cuộc ‘đầu tư’ và trở thành một chủ sở hữu hay một nhà đầu tư.”
Vì vậy, thay vì rút tiền mặt và bỏ vào tài khoản tiết kiệm với mức lãi suất thấp, hãy đầu tư vào cổ phiếu. Robbins viết trong cuốn sách của mình: “Nơi tốt nhất để luỹ tiến tiền trong nhiều năm chính là thị trường chứng khoán.”
Một khi bạn đã tham gia vào trò chơi, hãy chơi đến cùng – ngay cả khi thị trường sụt giảm. Robbins cho biết: “Mối nguy hiểm lớn nhất không phải là sự điều chỉnh thị trường hay thị trường theo chiều giá xuống, mà đó là việc bị tống ra khỏi thị trường.”
Nếu bạn rút tiền ra khi thị trường đang sụt giảm, bạn có thể sẽ bỏ lỡ cơ hội kiếm lại khoản lỗ nếu bạn không quay lại vào đúng thời điểm. Và cơ hội để quay lại đúng thời điểm ư, không có đâu.
Robbins cho biết: “Nếu bạn dự định cân nhắc thời gian này nọ, tốt nhất bạn nên quên nó đi. Warren Buffett từng nói với tôi: ‘Tony, anh biết các nhà dự đoán thị trường chứ, tôi thấy đi xem bói còn có lý hơn là nghe họ phân tích, dự đoán thị trường. Thật là vô lý hết sức.’
Tự động hoá các khoản tiết kiệm
Có thể bạn nghĩ việc Robbins nói đầu tư là chìa khóa để tự do tài chính thật dễ dàng. Anh ta là một triệu phú, chắc chắn rồi. Nhưng đâu phải ai cũng có nhiều tiền để đầu tư.
Tuy vậy, bạn không cần giàu để đầu tư. Hãy bắt đầu từ việc thay đổi cách bạn sử dụng số tiền của mình. Robbins nhấn mạnh “Bạn phải đưa ra quyết định đầu tiên – quyết định quan trọng nhất trong cuộc đời tài chính của bạn – đó là trở thành chủ sở hữu thay vì làm người tiêu dùng.”
Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách trả tiền cho chính bản thân mình đầu tiên thay vì chi tiền khi bạn nhận được nó. Robbins đề nghị bạn nên có một khoảng phần trăm thu nhập tự động khấu trừ khỏi tiền lương hoặc tài khoản ngân hàng của bạn. Bạn có thể bắt đầu nhỏ, sau đó tăng lên từ từ với mỗi lần tăng lương hoặc tiền thưởng bạn nhận được.
Robbins viết trong cuốn Unshakeable:“Điều này sẽ xây dựng Quỹ Tự do của bạn – nguồn thu nhập suốt đời này sẽ cho bạn một sự đảm bảo về mặt an toàn tài chính.”
Khai thác sức mạnh của lãi kép
Ngay cả khi bạn chỉ có thể đầu tư một khoản nhỏ, bạn có thể xây dựng sự giàu có nhờ sức mạnh của việc cộng dồn lãi. Khi đầu tư, tiền của bạn tăng lên vì nó sinh lãi. Với phương thức cộng dồn gốc lẫn lãi, số vốn của bạn sẽ gia tăng nhanh chóng.
Bạn bắt đầu đầu tư càng sớm – ngay cả khi đó là một khoản tiền nhỏ – bạn càng có thể kiếm tiền nhiều hơn. Robbins cho hay: “Theo thời gian, điều này có thể biến một khoản tiền khiêm tốn vào một tài sản khổng lồ.”
Hãy xem xét ví dụ này: Một người bắt đầu đầu tư 300 USD một tháng từ năm 19 tuổi và kiếm được 10% mỗi năm, anh ta sẽ có 3,5 triệu USD ở tuổi 65. Nhưng nếu anh ta đợi cho đến khi 27 tuổi bắt đầu đầu tư 300 USD mỗi tháng và kiếm được 10% mỗi năm, anh ta chỉ có khoảng 1,58 triệu USD. Vậy là ông ta đã mất gần 2 triệu USD chỉ vì đợi chờ 8 năm mới dám đầu tư.
Đa dạng hóa các khoản đầu tư để bảo vệ bản thân
Sau khi bạn đưa ra quyết định sử dụng tiền của mình vào thị trường, bạn cần phải quyết định nơi để đặt nó. Như Robbins đã nói, bạn nên đầu tư vào chứng khoán. Tuy nhiên, Robbins cho biết thêm “bạn sẽ không muốn đặt cược mọi thứ trên thị trường chứng khoán đâu.”
Bạn cần một sự phân bổ tài sản để bảo vệ tiền của mình trong suốt thời kỳ suy thoái. Robbins cho biết “Nếu thị trường có đi xuống 50% đi chăng nữa thì bạn cũng không giảm 50%.” Đó một phần là nhờ vào sự đa dạng hóa.
Bằng cách đa dạng hóa các danh mục đầu tư, bạn có thể kết hợp các khoản đầu tư, chẳng hạn như cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác. Và trong mỗi loại tài sản, bạn có nhiều kiểu đầu tư khác nhau, chẳng hạn như cổ phiếu của các công ty Mỹ, các công ty nước ngoài, các công ty lớn và nhỏ khác nhau.
Robbins đề nghị bạn nên tiếp nhận sự trợ giúp từ một cố vấn đầu tư – người đã đăng ký là người được ủy thác, họ sẽ có nghĩa vụ pháp lý bắt buộc đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu.
Tận dụng thế mạnh từ việc điều chỉnh thị trường
Một cách khác để “gia tăng” tiền của bạn là tạo ra lợi nhuận khi những người khác đang hoảng loạn.
Robbins cho biết: “Khi thị trường sụp đổ, mọi người sẽ cho bạn căn nhà của họ, họ sẽ bán tống tất cả cổ phiếu họ sở hữu. Lúc này đây, họ chỉ muốn thoát khỏi sàn giao dịch và đây chính cơ hội lớn nhất trong cuộc đời của bạn.”
Tại sao? Bạn có thể mua cổ phiếu với giá thấp hơn. Và lợi nhuận sẽ đến khi giá cổ phiếu hồi phục.
Robbins viết trong cuốn Unshakeable rằng trong suốt 20 năm qua, 6 trong số 10 ngày “ngon ăn” nhất trên thị trường xảy ra chưa đầy hai tuần sau khi 10 ngày biến động tồi tệ nhất vừa trôi qua. Những người chia tay thị trường trong thời kỳ suy thoái kinh tế này đã bỏ lỡ cơ hội kiếm tiền nhiều hơn.
Robbins chia sẻ về thị trường chứng khoán: “Vâng, sẽ có một vài sự điều chỉnh quan trọng. Công việc của bạn là nên tận dụng điều đó.”
Tạm biệt những khoản chi phí không cần thiết
Nếu bạn đầu tư để phát triển của cải của bạn, hãy chắc chắn rằng những khoản chi phí lớn không ngốn tài sản của bạn. Như Robbins viết trong cuốn sách của mình, có rất nhiều người không nhận ra rằng họ đang trả phí để đầu tư.
Robbin cho biết hầu hết các quỹ tương hỗ đều được quản lý tích cực, có nghĩa là chúng được điều hành bởi những người mua và bán tài sản có trong quỹ. Các khoản phí được trả cho các nhà quản lý và cả các chi phí khác. Vì vậy, nếu bạn đang đầu tư vào quỹ tương hỗ bên trong tài khoản 401 (k) hoặc tài khoản hưu có tính phí, bạn có thể phải đóng phí từ 3% đến 4%. Hơn thế nữa, nhiều quỹ quản lý tích cực không đạt được hiệu suất như trên thị trường.Vì vậy, trả phí cao không có nghĩa là bạn đang nhận được mức lợi nhuận tốt hơn.
Để trả phí ít hơn, hãy thử đầu tư vào các quỹ chỉ số giá rẻ thay vì các quỹ được quản lý tích cực. Các quỹ này được thiết kế để theo dõi các chỉ số chính, chẳng hạn như S&P 500.
Ngoài ra, hãy chú ý đến mức phí được tính bởi các quản trị tài khoản 401(k) hoặc người quản lý chính sách nghỉ hưu. Truy cập ShowMeTheFees.com để xem các khoản phí trên tài khoản 401 (k) của bạn được so sánh thế nào. Sau đó, hãy trình bày với ông chủ rằng bạn đang chịu khoảng lệ phí kế hoạch quá cao.
Robbins cho biết: “Mỗi 1% bạn trả ở mức cao hơn yêu cầu – khoảng 1% hoặc ít hơn – là 10 năm thu nhập bạn phải từ bỏ. Bằng cách các khoảng phí phải trả, bạn sẽ giữ lại nhiều tiền hơn và từ đó xây dựng khối tài sản của mình.”
Ý Nhi/Theo Bussinessinsider
Bạn đang đọc bài viết "Bí quyết để đạt được sự ổn định tài chính cho bản thân" tại chuyên mục Thực tiễn Quản lý.