Mục đích bán là để phục vụ nhu cầu cá nhân, đưa tỷ lệ sở hữu từ 0,75% xuống còn 0%. Giao dịch dự kiến bắt đầu từ 1/12 đến ngày 10/12 theo hình thức thoả thuận và khớp lệnh.
Trước đó vào hồi tháng 3, ông Cường cũng đã bán ra 3 triệu cổ phiếu TNI, giảm sở hữu từ mức 3,4 triệu cổ phiếu (6,46% vốn) xuống còn 391.490 cổ phiếu (0.75% vốn) và không còn là cổ đông lớn.
Ông Cường đăng ký bán ra cổ phiếu trong bối cảnh cổ phiếu TNI tăng trần liên tục 12 phiên từ 11/11 tới 26/11, giá cổ phiếu ghi nhận tăng 100%. Tuy nhiên, 2 phiên đầu tuần đang đóng cửa gía sàn, trong đó phiên 29/11 khớp lệnh gần 12 triệu cổ phiếu, còn phiên 30/11 thì trắng bên mua.
Đà tăng của cổ phiếu đi cùng xu hướng của nhóm cổ phiếu bất động sản, cụ thể nhiều nhà đầu tư kì vọng ở TNI với các bất động sản ở Đà Nẵng, nhiều đội nhóm hô hào TNI sẽ sớm có “bứt phá” và chuyển mình sang DN bất động sản.
Tuy nhiên trước đó, ông Cường chia sẻ với truyền thông về việc TNI đã có 3 năm chuẩn bị để phát triển dự án ở Đà Nẵng. Tuy nhiên, do gặp vấn đề về pháp lý chung trong khu vực Đà Nẵng, cho nên tiến độ thực hiện dự án của Công ty nói riêng cũng bị ảnh hưởng rất đáng kể.
Về kết quả kinh doanh, quý 3/2021 doanh thu và lợi nhuận của TNI đều ghi nhận tăng trưởng, đạt 427 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Nhưng, tính chung 9 tháng đầu năm, doanh nghiệp vẫn ghi nhận khoản lỗ sau thuế 724 triệu đồng, trong khi năm trước có lãi hơn 732 tỷ đồng.
Năm 2021, doanh nghiệp đặt kế hoạch doanh thu đạt 1.554 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 8 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh thua lỗ như hiện tại, TNI rất khó lội ngược dòng trong quý cuối năm để hoàn thành kế hoạch cổ đông giao phó.
Trong một báo cáo trước đó của Công ty chứng khoán Kiến Thiết (CSI) cũng nhận định cổ phiếu TNI đang giao dịch dưới mệnh giá, phản ánh đánh giá chính xác của thị trường về nội tại doanh nghiệp. Nhìn chung, CSI đánh giá đây là một cổ phiếu mang nặng tính đầu cơ, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và không nên đầu tư.