Quá trình phát triển của một doanh nghiệp phải trải qua những giai đoạn nào?

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý

03/04/2024 14:04

Tổ chức của một doanh nghiệp cũng có chu kỳ sinh tồn của nó. Quá trình phát triển của một doanh nghiệp phải trải qua những giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn đều có những đặc trưng về cơ cấu tổ chức của nó. Xét về đặc trưng của bộ máy tổ chức, quá trình phát triển của một doanh nghiệp có thể chia thành 4 giai đoạn:

Gia đoạn khởi nghiệp

Trong giai đoạn này, quy mô doanh nghiệp còn nhỏ, lòng người thống nhất, công việc trong doanh nghiệp thường chỉ do một người quyết định. Do đó, sự thành bại của doanh nghiệp hoàn toàn là do năng lực kinh doanh của người lãnh đạo. Đặc điểm của nhà doanh nghiệp trong giai đoạn này là quyền lực lớn, biết quyết đoán, linh hoạt, có ý thức tiết kiệm, có dũng khí, có cá tính, tinh thần trách nhiệm, tinh thần sáng tạo cao. Sự sinh tồn và phát triển của doanh nghiệp trong giai đoạn này hoàn toàn phụ thuộc vào tổ chất và năng lực của người lãnh đạo.

startup-xanh-1698987919.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Gia đoạn trưởng thành

Trong giai đoạn này, số lượng nhân viên dần dẫn tăng lên, bộ máy tổ chức lớn hơn, những vấn đề cần quyết định nhiều hơn, người sáng lập doanh nghiệp có thể giao quyền điều hành doanh nghiệp cho nhà quản lý giỏi, quy mô sản xuất đã tương đối lớn, giá thành sản phẩm giảm, sản phẩm của doanh nghiệp đã chiếm được vị trí nhất định trên thị trường.

Gia đoạn chín muồi

Trong giai đoạn này, quy mô doanh nghiệp đã lớn hơn, tổ chức của doanh nghiệp phát triển hơn. Lúc này, doanh nghiệp sẽ xuất hiện một số đặc điểm rõ rệt sau đây:

I. Môi trường khách quan của doanh nghiệp phức tạp hơn. Thí dụ, chính quyền địa phương yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp phải quy củ hơn. Lúc này, doanh nghiệp không thể chỉ thích ứng với hoàn cảnh khách quan một cách đơn giản mà phải phân tích hoàn cảnh và có đối sách thích hợp.

2. Nhu cầu thị trường về sản phẩm của doanh nghiệp tăng chậm, thậm chí giảm bớt, cạnh tranh quyết liệt hơn, các sức ép mà doanh nghiệp phải gánh chịu không ngừng lớn hơn.

3. Cơ cấu tổ chức, phương thức quản lý của doanh nghiệp phức tạp, đa dạng hơn, các bộ phận chức năng nhiều hơn, tầng nấc quản lý tăng lên, mâu thuẫn và xung đột giữa các bộ phận không ngừng phát sinh. Lúc này, doanh nghiệp sẽ đứng trước yêu cầu cơ cấu lại.

cac-buoc-thanh-lap-doanh-nghiep-va-quan-ly-1698987887.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Giai đoạn đình trệ

Trong giai đoạn này, doanh nghiệp có thể phát triển theo 3 tình huống. Một số doanh nghiệp do môi trường khách quan phát triển, năng lực kinh doanh được nâng cao, nắm được thời cơ có lợi nên quy mô doanh nghiệp phát triển nhanh, trở thành một doanh nghiệp vừa hoặc doanh nghiệp lớn. Một số doanh nghiệp do mỗi trường khách quan không thuận lợi hoặc điều kiện chủ quan có khó khăn hoặc những người lãnh đạo không nhất trí với nhau nên tách ra, hoặc việc khai thác sản phẩm mới không thành công, cán bộ kỹ thuật cốt cán bỏ đi, khiến cho doanh nghiệp phải co lại, thậm chí phá sản. Một số doanh nghiệp do năng lực người lãnh đạo yếu kém, doanh nghiệp vẫn duy trì ở quy mô nhỏ, không phát triển lên được.

Viện Nghiên cứu và Đào tạo về quản lý