Forever 21 sẽ phải đóng cửa gần hết số lượng cửa hàng của mình tại khu vực Châu Á và Châu Âu, theo công bố trong thông cáo báo chí. Công ty vẫn duy trì hoạt động tại Mexico và khu vực Mỹ La-tin.
Forever 21 cho biết, công ty vẫn tiếp tục Theo thông cáo báo chí, Forever 21 đệ đơn phá sản lên Toà án Phá sản Hoa Kỳ với khung trường hợp cải tổ doanh nghiệp, thuộc Chương 11 - Bộ luật Phá sản Hoa Kỳ. Với lựa chọn này, Forever 21 đề xuất một kế hoạch để giữ lại một phần doanh nghiệp và trả các khoản nợ theo thời gian. Đồng thời, công ty cũng có thể nhận hoặc tìm kiếm các nhà đầu tư cứu trợ cho các khoản nợ và tái cơ cấu.
Thành lập tại Mỹ từ năm 1984 bởi cặp đôi người Mỹ gốc Hàn, Do Won Chang và Jin Sook Chang, Forever 21 từng là chuỗi cửa hàng được các khách hàng thuộc nhóm tuổi thanh thiếu niên trên toàn thế giới yêu thích bên cạnh những chuỗi tương tự như H&M hay Zara.
Diện tích trung bình của một cửa hàng Forever 21 đã tăng lên gấp bốn lần so với ban đầu. Forever 21 sẽ đóng cửa 178 cửa hàng tại Mỹ và 350 cửa hàng tại 40 quốc gia khác. Trước khi phá sản, Forever 21 có tới 800 cửa hàng trên toàn cầu. Việc duy trì hoạt động sau khi phá sản cũng là để giữ lại lượng khách hàng quen thuộc trong 35 năm qua.
Một số nguyên nhân chính khiến Forever 21 phá sản được cho rằng do công ty đã lãng phí chi phí khi duy trì diện tích lớn và đồng thời mở hàng loạt cửa hàng mới trong thời gian ngắn. Nhóm khách hàng trẻ tuổi - đối tượng chính mà Forever 21 vẫn hướng đến, đang dần chuyển từ thói quen sử dụng “fast fashion” - thời gian tiêu dùng nhanh sang xu hướng bền vững. Nhu cầu mới xuất hiện khiến các mô hình cho thuê quần áo hoặc website bán hàng “second-hand” (hàng đã qua sử dụng) nổi lên như Thredup.com, với mức giá rẻ hơn thậm chí tới 10 lần so với giá ban đầu.