Thiếu sự công nhận
Sự công nhận của doanh nghiệp hoặc người quản lý đóng vai trò quan trọng tạo nên động lực làm việc mỗi ngày của nhân viên. Nhiều nhân viên đã nghỉ việc chia sẻ rằng họ không muốn gắn bó với công ty cũ vì nỗ lực làm việc không được ghi nhận hoặc ghi nhận chưa đúng.
Kết quả đánh giá cuối năm chính là kết quả mà nhân viên mong đợi nhất dịp trước Tết. Nhiều nhân viên cảm thấy tự hào và muốn gắn bó dài lâu với công ty khi nhận kết quả đánh giá tốt. Ngược lại, nhiều trường hợp lại cảm thấy mình không được coi trọng, doanh nghiệp không ghi nhận đúng sự đóng góp của mình. Từ đó, nhân viên hình thành suy nghĩ muốn nghỉ việc hoặc tìm môi trường làm việc mới sau khi ra Tết.
Thiếu cơ hội thăng tiến
Một số nhân viên không có động lực làm việc mạnh mẽ hoặc không muốn phát triển trong tương lai. Tuy nhiên, phần lớn nhân viên đều mong chờ cơ hội thăng tiến, cải thiện được vị trí và thu nhập cho bản thân và gia đình.
Cơ hội thăng tiến chính là điểm neo để nhân viên không ngừng học hỏi, phát triển và làm việc tốt hơn mỗi ngày. Chính vì vậy, khi doanh nghiệp không làm rõ được điểm này hoặc thậm chí không có bất cứ gợi ý nào thì đây sẽ là nguyên nhân khiến nhiều nhân viên khá, giỏi muốn nghỉ việc sau Tết. Bởi đây là quãng thời gian thuận lợi để người lao động có thể tìm kiếm một công ty mới có cơ hội thăng tiến tốt hơn.
Môi trường làm việc thiếu sự linh hoạt
Kỷ luật là điểm quan trọng giúp duy trì tính ổn định và năng suất làm việc tại mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không khó để gặp những công ty có môi trường làm việc quá kỷ luật hoặc thiếu sự linh hoạt. Sự thiếu linh hoạt thường thấy như công ty khó khăn khi nhân viên xin nghỉ phép, nghỉ việc gia đình,..
Sống trong môi trường quá kỷ luật khiến nhân viên không dám bày tỏ suy nghĩ cá nhân hoặc làm việc chống đối, kém hào hứng. Dần dần người lao động có tâm lý chán nản, muốn nghỉ việc và tìm môi trường làm việc “dễ thở” hơn. Họ chấp nhận giảm một số quyền lợi như lương, thưởng, phúc lợi,… để đổi lại môi trường làm việc linh hoạt hơn, có sự tự do cá nhân hơn.
Thiếu các chế độ phúc lợi, thưởng lễ, Tết
Thưởng Tết, quà Tết, chế độ phúc lợi ngày lễ Tết chính là một trong những điểm mà người lao động quan tâm ngay từ khi bắt đầu phỏng vấn làm việc tại mỗi doanh nghiệp. Tết là thời điểm chúng ta cần có những khoản tiền nhiều hơn để chi tiêu, mua sắm, tặng quà người thân và gia đình.
Chính vì vậy, những công ty có chế độ thưởng Tết cao thường có ưu thế trong tuyển dụng và giữ chân người lao động. Ngược lại, khi doanh nghiệp có mức thưởng Tết thấp hoặc chế độ phúc lợi ít sẽ là nguyên nhân chính dẫn đến làn sóng nghỉ việc sau khi ra Tết của nhân viên.
Thiếu sự giao tiếp, quan tâm của cấp trên
Người quản lý chính là cầu nối giữa nhân viên và công ty. Người quản lý là người cần nắm rõ nhất điểm mạnh, điểm yếu của mỗi nhân viên cấp dưới để có thể phân công nhiệm vụ phù hợp cho mỗi người.
Tuy nhiên, nhiều nhân viên cảm thấy thiếu sự đồng cảm, quan tâm của cấp trên. Họ cảm thấy như không được lắng nghe, coi trọng hoặc sự có mặt của mình không có ý nghĩa trong tập thể, đội nhóm. Từ đó, nhân viên ít giao tiếp, trình bày quan điểm hoặc đóng góp ý kiến cải tiến với cấp trên. Khoảng cách giữa người quản lý và nhân viên càng ngày càng lớn và có thể dẫn tới mong muốn nghỉ việc.
Nhân viên thiếu cơ hội để thể hiện bản thân
Trong tập thể, có rất nhiều cá nhân có những điểm mạnh, điểm yếu và mong muốn cơ hội làm việc khác nhau. Tuy nhiên, thể hiện bản thân là nhu cầu thiết yếu mà hầu như ai cũng có. Một nhân viên không có cơ hội nào để thể hiện kiến thức, kỹ năng hay tư duy,…cũng chính là nhân viên có mong muốn nghỉ việc cao nhất.
Lãnh đạo yếu kém
Trong một doanh nghiệp, việc có một cấp trên tốt cũng là lý do để giữ chân nhân viên ở lại phục vụ cho công ty. Nhưng nếu gặp một cấp trên thiên vị, không công bằng, hay tạo áp lực, chỉ thích săm soi, bóc lột sức lao động của nhân viên thì chỉ khiến nhân viên cảm thấy khó chịu và áp lực. Do vậy, nhân viên thường nghỉ việc sau tết là do người lãnh đạo quá yếu kém khiến họ phải tìm một công việc mới. Việc quản lý kém cỏi và bắt nhân viên phải gánh chịu hậu quả là lý do khiến họ ngày càng muốn ra đi.