Quản lý bằng quyền lực: Nhiều nhà điều hành chấp nhận các mẫu hành vi rất phi lí - sản phẩm của các xung đột cá nhân không được giải quyết. Họ không nhận thức được ảnh hưởng của tính cách cá nhân, giá trị, tín ngưỡng, ám ảnh của họ lên phong cách lãnh đạo và văn hoá. Kết quả là, họ tạo ra nhiều điều mà ngăn họ khỏi việc đối mặt với thực tế bên ngoài.
Tập trung vào hệ thống thứ bậc: Điều này sản sinh ra những nhà quản lý cô lập - những người dành nhiều thời gian để biện minh cho vị trí của họ. Họ đòi hỏi mọi người thấy hệ thống thứ bậc để thừa nhận họ.Nhiều nhà quản lý hàng đầu giả vờ họ là hai con người, rằng cuộc sống cá nhân và cuộc sống ở tổ chức của họ không có liên hệ với nhau.
Lãnh đạo bằng khoảng cách thứ bậc: Chúng ta từng thừa nhận một phong cách mới: gửi thư điện tử tới ban quản lý, hoặc gửi một tờ ghi chú và những bức thư khẩn cấp thay cho việc liên hệ trực tiếp. Và các cuộc họp vô tận vẫn được tổ chức. Họ quên mất rằng mối quan hệ vẫn là trọng tâm của cuộc sống và công việc.
Lãnh đạo một cách mơ hồ: Nhiều người tự hỏi liệu giới lãnh đạo có nhận thức được họ đang tồn tại. Nỗi lo lắng của nhân viên càng cao khi họ đương đầu với việc truyền thông mập mờ và những thông tin không rõ ràng. Đôi khi, các công ty thiếu một ý tưởng rõ ràng, chẳng hạn như họ được mong đợi làm gì, khi nào, và với ai. Không có sự hướng dẫn, mọi người không thể duy trì được cách làm việc.
Lãnh đạo bằng tín ngưỡng và những điều bị cấm đoán: Đây là dấu hiệu xác nhận của những người cố gắng duy trì sự tín nhiệm bằng việc giấu giếm những lĩnh vực họ phớt lờ. Nhưng nhân viên ngày nay biết đầy đủ khi nào cấp trên của họ ở trong bóng tối. Số lượng những điều cấm kỵ cũng đáng ấn tượng. Một số người can đảm nói về những khái niệm của việc liên hệ với những người khác (ý nghĩa, tình bạn, nỗi ám ảnh, ao ước, hy vọng, tình yêu). Hầu hết mọi người đơn giản phản ứng chỉ để tồn tại.
Lãnh đạo bằng các chiến lược có tính công thức: Chúng ta lên án bệnh công thức - kết quả của việc thiếu khả năng lường trước và chuẩn bị cho tương lai của các nhà điều hành. Việc cắt giảm nhân lực đòi hỏi sự tưởng tượng, tầm nhìn và sự lường trước, những phẩm chất mà nhà điều hành phải chú ý.
Tham lam - vơ vét: Trong lịch sử đương đại và quá khứ, chúng ta có rất nhiều bài học ở yếu tố này. Thời tam quốc là Đổng Trác - Lã Bố. Thời đương đại có Chu Vĩnh Khang - Bạc Hy Lai (những cán bộ quan chức hàng đầu Trung Quốc). Thật không may, khi ngồi vào chiếc ghế lãnh đạo, con người thường không phải là chính mình, bạn rất dễ bị mất kiểm soát.
Tàn nhẫn - độc ác: Hẹp hòi về tính cách, thù dai, nhớ lâu đó là những mặt xấu mà bạn cần phải loại bỏ, để trở thành một con hổ đầu đàn. Thù ghét người có tài, có đức, tìm cách tiêu diệt họ đó là tín hiệu không tốt trên con đường bạn muốn đưa doanh nghiệp của mình phát triển vượt bậc.
Tập hợp phe phái biết nghe lời: Trong sử sách nhà Thanh (Lưu Dung - Càn Long); thời tam quốc (Hứa Du - Viên Thiệu). Có một sự thật không mấy vui là những người có tài và hết lòng vì tổ chức của bạn thường là người cá tính và trông bề ngoài có vẻ không được vâng lời. Nhưng nếu bạn biết cách quản trị và khơi gợi tài năng của họ, bạn sẽ nhận được những kết quả mà chính bạn cũng không thể ngờ tới.
Tập hợp nhóm tham mưu nhằm khống chế tổ chức, không phải để xây dựng tổ chức. Mặc dù không có năng lực, nhưng bạn sẵn sàng bổ nhiệm người nhà, người quen vào những vị trí cốt lõi mang tính phát triển công ty. Đó là dấu hiệu rất nguy hiểm sẽ đưa doanh nghiệp của bạn rơi vào ngõ cụt.
Xúc phạm cấp dưới: Mỗi con người đều có quyền được tôn trọng. Bất kể họ là người lao công hay bảo vệ. Cho dù bạn là lãnh đạo của họ, cũng đừng bao giờ miệt thị hay nặng lời với họ (đặc biệt là giữa chốn đông người).