1. Khó khăn trong quản trị nhân sự
Quản trị nhân sự luôn là bài toán khó mà người làm manager phải đối mặt. Đặc biệt là với những manager vừa mới được thăng chức. Các nhà quản lý mới luôn gặp khó khăn khi bước đầu chuyển từ đồng nghiệp sang cấp trên. Ít nhiều manager nào cũng cảm thấy khó xử và cảm thấy họ đang “phải” quản lý đồng nghiệp cũ của mình.
Không những vậy, manager còn ngập trong những băn khoăn phải làm sao quản lý, điều phối và tạo ảnh hưởng với những nhân viên không trực tiếp thuộc quyền quản lý của mình. Những khó khăn trong quản trị nhân sự là điều mà bất cứ manager nào cũng phải đối mặt. Tuy nhiên theo thời gian, bằng sự lãnh đạo đúng đắn mọi việc sẽ ổn định và đi vào quỹ đạo riêng của nó, khi đó nó sẽ không còn là vấn đề quá nghiêm trọng nữa.
Lời khuyên dành cho bạn là hãy đảm bảo với cấp dưới rằng bạn sẽ luôn sẵn sàng hỗ trợ họ khi cần thiết. Vào lúc vừa được thăng chức thành manager bạn nên có một cuộc họp với mọi người để đánh dấu bước thay đổi về vai trò của bạn và giải đáp những thắc mắc của họ. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để mọi người làm quen và tiếp nhận vai trò mới của bạn.
2. Khó khăn trong đảm bảo doanh số, KPI
Trở thành manager đồng nghĩa với việc bạn vừa là người lãnh đạo nhưng cũng đồng thời là một nhân viên. Lúc này bên cạnh việc phải đảm bảo hiệu suất làm việc của cá nhân, bạn còn phải chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của cả nhóm. Bạn sẽ phải đảm bảo các mục tiêu về doanh số, KPI không chỉ cho riêng mình mà cho cả nhóm.
Vì vậy là một manager bạn cần biết cách quản lý thời gian, kiểm soát tốt áp lực công việc và có khả năng quản lý lãnh đạo tốt để đảm bảo hiệu suất quản lý và hiệu quả công việc. Đồng thời bạn còn phải biết cách định hướng công việc cho các thành viên trong nhóm, giám sát công việc của nhóm và nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của các thành viên. Điều này sẽ giúp bạn lãnh đạo nhóm của mình đạt được những thành tích tốt nhất.
3. Khó khăn trong việc kết nối nhân viên
Với vai trò của người quản lý, nếu manager theo sát nhân viên quá mức sẽ gây căng thẳng cho họ. Nhưng lơ là, thiếu quan tâm sẽ khiến các vấn đề trở thành nghiêm trọng khi không được phát giác từ sớm. Đây quả thực là thách thức mà các manager đều phải đối mặt. Bởi vậy đòi hỏi người làm manager phải kết nối hiệu quả với nhân viên của mình.
Để có thể kết nối với nhân viên bạn nên giải quyết được những vấn đề mà nhân viên của mình bận tâm. Bạn cần chủ động tìm hiểu và trao đổi với họ để biết được những vấn đề họ gặp phải trong quá trình làm việc. Hãy cho họ thấy bạn luôn sẵn lòng lắng nghe. Nếu không biết phải làm gì, bạn có thể nhờ phòng nhân sự trợ giúp. Với sự hỗ trợ từ phòng nhân sự bạn sẽ nắm bắt được những vấn đề đang tồn tại giữa nhân viên, giải quyết được xung đột và kết nối với nhân viên tốt hơn.
4. Khó khăn trong việc lên kế hoạch
Lập kế hoạch là thao tác quan trọng mang tính quyết định đối với quá trình thực hiện và kết quả nhận được. Không ai trong chúng ta không nhận thức được lợi ích của việc lập kế hoạch, nhất là trong vị trí phải xử lý rất nhiều công việc lớn, nhỏ khác nhau như manager.
Thế nhưng để lập được một kế hoạch chi tiết, cụ thể không phải điều dễ dàng. Bạn sẽ phải tốn nhiều thời gian thu thập và phân tích thông tin. Chưa kể bạn còn phải khống chế được những thành kiến cá nhân trong khi lập kế hoạch. Nếu lập kế hoạch một cách máy móc, sai hướng và không phục vụ cho lợi ích chung của công ty thì mọi việc sẽ trở nên tồi tệ. Không những vậy, bạn sẽ gặp thất bại nếu phạm phải sai lầm khi lập kế hoạch.
Dù việc lập kế hoạch luôn mang lại lợi ích nhưng trong công việc không thể tránh khỏi những tình huống bất ngờ. Khi đó cách bạn giải quyết tình huống và đối mặt với thách thức sẽ cho thấy bạn có phải là một manager có năng lực lãnh đạo mạnh mẽ hay không.
5. Khó khăn trong xử lý tình huống
Là một manager bạn sẽ phải xử lý rất nhiều tình huống khó khăn và phức tạp. Đó có thể là những xung đột giữa các nhân viên, xử lý nhân viên thiếu năng lực, yêu cầu cấp dưới chịu trách nhiệm về những hành động của họ và rất nhiều tình huống khác. Nhất là khi phải phản hồi với cấp dưới về hiệu suất công việc không tốt luôn khiến các manager phải bối rối.
Do đó để giải quyết các tình huống phát sinh bạn cần biết cách xác định và giải quyết các vấn đề từ sớm, không nên để mọi việc diễn tiến quá lớn mới xử lý. Nếu xảy ra xung đột cần xử lý tốt những hành vi phản kháng hay thái độ cứng đầu của nhân viên và tìm cách giảm thiểu tối đa những hậu quả tiêu cực.
6. Khó khăn trong quản lý cảm xúc
Nhịp độ công việc nhanh, áp lực công việc cũng nhiều hơn trước khiến manager đôi lúc gặp phải những cảm xúc tiêu cực. Đó có thể là lo lắng, sợ hãi, cáu gắt hoặc nổi giận. Những lúc như vậy họ rất khó làm chủ cảm xúc nên dẫn đến xử lý công việc kém hiệu quả. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến công việc và cả đời sống của manager.
Bởi vậy bạn cần quản lý tốt cảm xúc của mình để hạn chế những căng thẳng không cần thiết. Đồng thời có thể giải quyết các mâu thuẫn một cách hài hòa và ra quyết định cũng như giải quyết các vấn đề khó khăn hiệu quả hơn.
Ngoài ra, làm chủ được cảm xúc của bản thân còn giúp bạn thể hiện được suy nghĩ, thái độ khi giao tiếp tốt hơn. Nắm bắt được cảm xúc bạn mới có thể xử lý mọi việc theo lý trí và suy xét các hành vi, ngôn từ chính xác hơn. Có thể quản lý tốt cảm xúc cá nhân còn giúp bạn cư xử đúng mực và phát triển các mối quan hệ ngày càng tốt hơn.
Trên đây chúng tôi đã chia sẻ cùng bạn đọc về những khó khăn, áp lực vị trí manager phải đối mặt cũng như biện pháp khắc phục những khó khăn đó. Hy vọng những điều này sẽ hữu ích với những bạn đang và sắp trở thành manager. Chúc các bạn thành công và có một sự nghiệp như mong đợi.