Thái độ trịch thượng và thiếu tôn trọng nhân viên
Biểu hiện đầu tiên của một người sếp tồi chính là sự thiếu tôn trọng mà họ dành cho nhân viên. Họ có thể có những hành vi ứng xử thô lỗ, thiếu chuẩn mực ảnh hướng đến lòng tự trọng của nhân viên.
Bạn cũng có thể thường xuyên bị ngắt lời và nhận thấy họ đang không tập trung lắng nghe những gì bạn nói. Thái độ trong việc phân biệt cấp trên và cấp dưới được thể hiện rõ rệt, những người sếp này luôn tự cao và muốn người khác phải phục tùng mình.
Thiếu kiến thức chuyên môn
Nếu bạn gặp trường hợp sếp ấp úng, không truyền đạt tốt hay thậm chí đưa thông tin sai lệch về những kỹ năng chuyên môn hay kiến thức nền, đó có thể là biểu hiện của một vị sếp “thùng rỗng kêu to”.
Làm việc luôn đi đôi với học tập. Bạn cống hiến chất xám cho công ty, nhưng đổi lại, họ cũng có thể dạy cho bạn rất nhiều kiến thức quý giá. Thử hỏi liệu bạn có còn hứng thú nếu như làm việc lâu dài với một người không thể hướng dẫn cho bạn thêm kiến thức mới hay không?
Chắc chắn câu trả lời là không, vì như cầu phát triển luôn được đề cao hơn cả.
Ngoài ra, biểu hiện của một người sếp tồi trong trường hợp này còn là khi họ cố gắng tránh né việc hỏi và trả lời những câu hỏi chuyên môn, và chỉ trao đổi về các kỹ năng mềm cơ bản.
Sếp tầm nhìn hạn hẹp
Nếu sếp có tầm nhìn hạn hẹp, suy nghĩ nhất thời thì nhân viên sẽ thiệt thòi, khó phát triển. Nếu nhân viên lại là người có tầm nhìn xa, trông rộng thì đúng là sẽ thấy không “can tâm”
Với những sếp này, đừng vội chê bai, chỉ trích, kể lể khắp nơi nhé nhé. Bạn hãy thử chuẩn bị những chiến lược dài hạn hơn, làm ra thành một bản kế hoạch rõ ràng, trình bày riêng với sếp để đề xuất triển khai. Mưa dần thấm lâu, làm việc với những nhân viên có tầm nhìn và sẵn sàng đồng hành cùng sếp thì minh tin là sếp sẽ nhiều sếp thay đổi.
Sếp thiếu công bằng, cùng 1 phòng nhưng luôn có “con cưng” và “con ghẻ”.
Mình đọc nhiều bài review có rất nhiều bài kiểu: có lẽ nào mình là “con ghẻ” của sếp, áp lực khi làm cùng phòng với “con cưng” của sếp….Đó là cảm xúc của những nhân viên làm ‘dưới trướng” một sếp thiên vị, thiếu công bằng.
Lỗi này cũng nhiều sếp mắc phải, nếu chỉ mức độ “cưng hơn chút về mặt cá nhân” và không đối xử tệ bạc với những người còn lại, vẫn đánh giá đúng theo giá trị công việc thì cũng tạm chấp nhận được. Nhưng nếu sự thiên vị quá rõ ràng thì ảnh hưởng rất tiêu cực đến tâm lý của nhân viên.
Với những sếp này cũng cần góp ý riêng, thể hiện rõ ràng quan điểm thái độ, đưa ra phân tích những dẫn chứng cụ thể để nói về quan điểm, sự ảnh hưởng việc đối xử của sếp. Nếu biết sếp thân với ai ngang cấp, người đó trường phái “công bằng’ thì cố gắng trao đổi, nhờ người đó tác động thêm. Nếu không được nữa mới đưa vấn đề lên cấp cao hơn nhé.
Đổ lỗi cho nhân viên
Trường hợp này xảy ra khi cách duy nhất sếp của bạn có thể làm là đùn đẩy hết trách nhiệm cho nhân viên. Khi một vấn đề xảy ra, sự hợp tác để cùng tìm ra giải pháp là điều cần thiết nhất. Tuy nhiên, một người sếp tồi có thể chỉ nhìn ra cái sai của nhân viên mà không xem xét đến những nguyên nhân khác, bao gồm nguyên nhân từ chính họ.