Cụ thể, bộ quy tắc này sẽ áp với 3 nhóm đối tượng là cơ quan nhà nước, cán bộ, công viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội, tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội, nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam. Như vậy có thể thể bộ quy tắc này áp dụng cho tất cả mọi người trên không gian internet.
Theo đó, dù bạn là ai nhưng khi đã tham gia vào mạng xã hôi thì phải tuân thủ 4 nguyên tắc ứng xử chung. Thứ nhất, quy tắc Tôn trọng, đó là tuân thủ pháp luật Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Tiếp đến là quy tắc Lành mạnh, bằng các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
Thứ ba là quy tắc An toàn, bảo mật thông tin bằng việc tuân thủ các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin.
Cuối cùng đó là quy tắc Trách nhiệm, theo đó, những người tham gia mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về các hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, phối hợp với các cơ quan chức năng để xử lý hành vi, nội dung thông tin vi phạm pháp luật.
Ngoài 4 quy tắc trên có một thông tin đáng chú ý là người dùng phải sử dụng tên thật trên mạng xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông cũng khuyến cáo nên sử dụng họ, tên thật cá nhân, tên hiệu thật của tổ chức, cơ quan và đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ để xác thực tên hiệu, địa chỉ trang mạng, đầu mối liên lạc khi tham gia, sử dụng mạng xã hội.
Bộ quy tắc cũng yêu cầu nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải công bố rõ ràng các điều khoản sử dụng dịch vụ, bao gồm tất cả các quyền và nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng.
Bên cạnh đó, những nhà cung cấp phải tôn trọng quyền được bảo vệ thông tin của người sử dụng, không thu thập thông tin cá nhân và cung cấp thông tin của người sử dụng dịch vụ cho bên thứ ba khi chưa được sự cho phép của chủ thể thông tin.