Trong phiên thảo luận về chủ đề Ứng dụng khoa học công nghệ vào sự phát triển của xã hội do Trường hè Phát triển Việt Nam tổ chức ngày 1.8.2020 tại thành phố Quy Nhơn, Bình Định, các chuyên gia chia sẻ với 100 học viên về những tác động của công nghệ tới Ứng dụng khoa học công nghệ vào sự phát triển của xã hội.
Theo bà Phạm Thị Hương Giang - người hay được biết đến trong cộng đồng hoạt động xã hội tại Việt Nam với biệt danh “Jang Kều”, các dự án do bà thực hiện trong những năm gần đây như Nhà Chống Lũ hay các dự án của Sống Foundation đã được sự hỗ trợ rất lớn từ công nghệ, cụ thể là mạng xã hội. Từ năm 2013, chỉ thông qua Facebook, thông tin các dự án do bà Giang dẫn dắt đã được đến với những người có chung lý tưởng. Sự hỗ trợ từ nền tảng mạng xã hội đã giúp cho ý tưởng này để dự án có thể đi được bảy năm đến thời điểm này. “Công nghệ đã mang lại cho những dự án xã hội như Sống Foundation những sức mạnh rất lớn”, bà Giang chia sẻ. Bà Giang là Nhà sáng lập & Chủ tịch Quỹ Hỗ trợ Phát triển Cộng đồng Sống bền vững.
Ban đầu là sự sẻ chia những ý tưởng cùng nhau, tuyển dụng được những nhân sự tâm huyết trở thành đội ngũ dự án. Công nghệ còn là chiếc cầu nối để sau này, Sống Foundation có thể lên tiếng cho những dự án xã hội khác, nhờ sức mạnh của công nghệ mà mọi người có thể kết nối, cùng nhau chia sẻ lên tiếng và chuyển đi những thông điệp yêu thương, trách nhiệm. Theo bà Giang, công nghệ mang lại ba điều trọng: Kết nối - Tự do (chia sẻ thông tin minh bạch) - Sức mạnh (Tài chính, ủng hộ của cộng đồng).
Tuy nhiên, công nghệ cũng tạo ra những thách thức trong việc bảo vệ sự riêng tư cá nhân, và thu thập dữ liệu. Theo ông Tăng Gia Hải Lam, giám đốc Buzzmetrics, trên môi trường công nghệ, quyền riêng tư là một khái niệm rất mơ hồ. Từ thông tin của khách hàng tại các ngân hàng đến việc chụp đoạn hình chat đăng lên trang cá nhân. Nếu ví điện thoại là một căn phòng riêng thì người dùng rất dễ để cho các ứng dụng truy cập và lấy rất nhiều thông tin cá nhân. Do đó, tuỳ thuộc vào cấp độ mà người dùng nên cân nhắc chia sẻ.
Chương trình được đề xướng bởi tổ chức bởi ICISE, Quỹ Khởi nghiệp xanh và Tổ chức Thanh niên Phát triển Bền vững (YSD). Cũng trong phiên thảo luận này, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực cũng chia sẻ tác động của công nghệ. Dưới góc nhìn của một chuyên gia về ngành trí tuệ nhân tạo, ông Thông Nguyễn, Nhà sáng lập, Chủ tịch Palexy Palexy chia sẻ, Việt Nam vẫn có lợi thế trong lĩnh vực công nghệ.
Theo ông Thông, cụ thể, Việt Nam có thể làm là trở thành công xưởng để gắn nhãn thiết bị trên thế giới và tạo ra dữ liệu thô cho thế giới bằng việc gắn nhãn và tiền xử lý. Việc xử lý dữ liệu tại Việt Nam không có nhiều lợi thế vì để có thể xử lý dữ liệu ta cần ba yếu tố. Thứ nhất là nền kinh tế phải phát triển đủ mạnh để có data. Sau khi có data thì cần thiết bị để xử lý (hệ thống tính toán siêu khổng lồ). Thứ ba là yếu tố con người, ta cần các chuyên gia để phân tích.
Chủ đề năm nay của trưởng hè năm nay mang tên “Từ giải pháp chuyên môn đến dự án phát triển cộng đồng liên ngành và ứng dụng giải quyết các vấn đề của tiểu vùng sông Mê Kông”. Chương trình diễn ra trong bốn ngày, từ ngày 30.7 – 2.8.2020 tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) ở thành phố Quy Nhơn, Bình Định.
Thông tin doanh nghiệp