Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng để tránh bị phạt

thunguyen

23/05/2020 22:39

Nhận biết và hiểu rõ ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng giúp người tham gia giao thông tránh bị phạt trong nhiều tình huống.

Vạch kẻ đường được hiểu thế nào là đúng?

Luật giao thông đường bộ 2008 quy định vạch kẻ đường là một trong những hệ thống báo hiệu đường bộ, chỉ sự phân chia làn đường, vị trí hoặc hướng đi, vị trí dừng lại. Theo các chuyên gia tư vấn pháp luật, vạch kẻ đường có ý nghĩa nâng cao ý thức và mức độ hiểu biết của người điều khiển phương tiện giao thông, tránh tắc nghẽn giao thông hoặc xảy ra va chạm, tại nạn trên đường.

Lưu ý về vạch kẻ đường

- Người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa của vạch kẻ đường khi vạch kẻ đường được sử dụng độc lập.

- Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn xe khuyến cáo, trong trường hợp sử dụng kết hợp với đèn tín hiệu, biển báo hiệu thì người tham gia giao thông phải tuân theo ý nghĩa, hiệu lệnh của cả vạch kẻ đường, đèn tín hiệu và biển báo hiệu theo thứ tự: Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông - Hiệu lệnh của đèn tín hiệu - Hiệu lệnh của biển báo hiệu - Hiệu lệnh của vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường.

Vạch kẻ đường màu vàng là gì? Phân biệt 5 loại vạch kẻ đường màu vàng

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2016/BGTVT về báo hiệu đường bộ (Phụ lục G) quy định các loại vạch kẻ đường màu vàng và ý nghĩa của các loại vạch kẻ đường màu vàng như sau:

- Vạch vàng nét đứt (Vạch 1.1): có tác dụng phân chia hai làn xe chạy ngược chiều trên các đoạn đường có 2 làn xe trở lên và không có dải phân cách ở giữa. Các phương tiện được phép di chuyển chạy cắt qua sử dụng làn ngược chiều cả hai phía.

Vạch 1.1 1

Vạch 1.1.

- Vạch vàng nét liền (Vạch 1.2): có tác dụng phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch 1.2 1

Vạch 1.2.

Vạch này chỉ được sử dụng tại các đoạn đường có bề rộng đáp ứng điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép lưu thông, không đảm bảo tầm nhìn vượt xe và có nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn.

- Vạch vàng đôi, nét liền song song (Vạch 1.3): dùng để phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có từ 4 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Các phương tiện không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch này cũng có thể sử dụng tại các vị trí cần thiết để nhấn mạnh mức độ nguy hiểm trong trường hợp các đường có 2 hoặc 3 làn xe, không có dải phân cách giữa, tương tự vạch 1.2. Các phương tiện cũng không được phép di chuyển đè lên vạch hoặc lấn làn.

Vạch 1.3 1

Vạch 1.3.

- Vạch vàng một đứt, một liền song song (Vạch 1.4): dùng để phân chia hai chiều xe chạy trên các đoạn đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân cách giữa. Vạch này thường dùng ở các đoạn cần cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp với vạch nét đứt được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết. Phương tiện di chuyển trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được phép cắt qua vạch.

Vạch 1.4 1

Vạch 1.4.

- Vạch vàng nét đứt song song (Vạch 1.5): dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Như vậy, hiểu rõ quy chuẩn của các vạch kẻ đường màu vàng có thể giúp người tham gia giao thông an toàn hơn và tránh bị phạt do lỗi vô ý không mong muốn.

-  Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên (Vạch 2.3): Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch kẻ đường 2.3 chỉ dành riêng cho một loại xe nhất định.
Vạch kẻ đường 2.3 chỉ dành riêng cho một loại xe nhất định.

Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên gồm 2 loại:

Đặc biệt, xe trên làn đường dành riêng hoặc ưu tiên có thể cắt qua vạch này khi làn đường bên cạnh không cấm sử dụng loại xe này.

(Nguồn ảnh: Internet)

thunguyen