Ngày 9.7, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin công bố sẽ sớm có gói cứu trợ tiêu dùng (stimulus checks) thứ hai cho công dân nước Mỹ với trị giá lên tới 3 nghìn tỉ USD sau khi được thông qua. Trước đó, hồi tháng Ba, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua việc cung cấp gói cứu trợ 2 nghìn tỉ USD để xoa dịu cho các hộ gia đình. Chính sách đã phân phát các chi phiếu lên tới 1.200 USD cho các cá nhân và 2.400 USD cho các cặp vợ chồng, kèm thêm 500 USD cho những người phụ thuộc đủ điều kiện.
Tại Trung Quốc hồi 3.6, chính quyền thủ đô Bắc Kinh thông báo phát hành một số lượng phiếu giảm giá điện tử (e-voucher) nhằm kích thích thị trường tiêu dùng sau dịch. Bắc Kinh không phải nơi duy nhất thực hiện chính sách này. Hầu hết các tỉnh và thành phố cũng tích cực hưởng ứng với mong muốn lấy lại sức mua và thúc đẩy người tiêu dùng quay trở lại các trung tâm thương mại.
Theo tờ South China Morning Post, Thành phố Giang Tô thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã chi ra khoảng 200 triệu nhân dân tệ (28,2 triệu USD) để thực hiện chính sách, trong đó có 150 triệu nhân dân tệ phân phối thông qua ví điện tử WeChat Pay. Trong khi đó, theo Quartz, Thành phố Hàn Châu thuộc Chiết Giang cũng phát hành 1,68 tỉ nhân dân tệ, tương đương với gần 240 triệu USD để phát hành phiếu mua hàng, và Thành phố Nam Kinh thuộc tỉnh Chiết Giang cũng dành 318 triệu nhân dân tệ để thực hiện chính sách này.
Mặc dù chính sách chỉ đưa ra số lượng e-voucher giới hạn và mức giảm cũng không cao, các nhà bán lẻ vẫn mong muốn có thể giúp tăng lượng tiêu thụ. Bất chấp những dự báo khó khăn của nền kinh tế, những những nỗ lực cũng đem lại tác động tạm thời đến bán lẻ toàn cầu. Doanh thu và các chương trình khuyến mãi không phải là chiến lược dài hạn nhưng có thể giúp các nhãn hàng và những nền kinh tế nhỏ địa phương có thể duy trì cho đến khi có các công cụ điều chỉnh phù hợp hơn.
Gói cứu trợ tài chính và phiếu giảm giá
Những người Mỹ nhận cứu trợ trong đợt đầu tiên hồi tháng Ba đã tiêu ít nhất một phần ba số tiền trong gói cứu trợ họ nhận chỉ trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận tiền, theo nghiên cứu của nhóm nghiên cứu Kellogg’s Scott R. Baker và cộng sự. Nghiên cứu cũng đồng thời chỉ ra người tiêu dùng còn có xu hướng chi quá tay hơn nếu so với số liệu cùng kì năm ngoái, chủ yếu vào các mặt hàng tiêu dùng hàng ngày, thuê nhà, và thanh toán hóa đơn.
Tờ Wall Street Journal chỉ ra rằng “phân phối tiền mặt một lần sẽ không thúc đẩy tiêu dùng”. Những chính sách như e-voucher hay phiếu giảm giá chỉ là các hình thức kích cầu trong ngắn hạn vì chúng tác động tới nhiều ngành thông qua việc thúc đẩy tiêu dùng trong các lĩnh vực. Hình thức gói cứu trợ tiền của Mỹ lại tạo ra sự kích thích mạnh mẽ tới giỏ tiêu dùng (ưu tiên về sản phẩm tiện ích và dịch vụ thuê) trong khi họ giảm chi cho các sản phẩm đắt tiền hơn. Chính sách này lại cản trở sự phục hồi cho các ngành như du lịch, ô tô, sản xuất và thậm chí dệt may.
Tiêu dùng và tiết kiệm
Trong khi một lượng lớn những người nộp thuế ở Mỹ dùng tiền trong gói cứu trợ để mua hàng thiết yếu, những người có thu nhập cao hơn lại có xu hướng tiết kiệm hay đầu tư tiền của mình hơn là chi tiêu các sản phẩm không thiết yếu. Theo đó, tiêu dùng không được kích thích và bán lẻ tiếp tục bị ảnh hưởng.
Thực tế này diễn ra tại Nhật Bản, nơi tất cả người dân tại quốc gia đều nhận được gói cứu trợ 100.000 yên (936 USD) như một phần trong kế hoạch hỗ trợ ảnh hưởng đại dịch COVID-19. Một cuộc thăm dò online của Mainichi cho thấy, 25% những người tham gia khảo sát cho biết họ “để dành” tiền mặt, 13% dùng tiền để vào những khoản “đầu tư” và 8% dùng để trả các khoản thuế.
Shan Weijian, một nhà đầu tư tư nhân nhận định trong một cuộc phỏng vấn trực tiếp trên WeChat, trợ cấp tiền mặt như cách chính quyền tổng thống Trump hay một số nước châu Âu thực hiện không phải là cách hữu hiệu nhất trong việc cứu vớt nền kinh tế. “Cứu trợ tiền mặt tạo ra hiệu ứng tới người tiêu dùng”, ông khẳng định và chỉ ra rằng, một số người tiêu dùng giàu có hơn sẽ dùng tiền để gửi tiết kiệm thay vì dùng để mua sắm.
Dâng Phạm (Theo Jing Daily)