Cục Hải quan Hải Phòng thành lập Bộ phận một cửa để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển

Phạm Hường

21/03/2024 14:59

Tại Quyết định số 2502/QĐ-HQHP ngày 26/12/2023, Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa. Đây là giải pháp giúp doanh nghiệp giảm bớt các vướng mắc thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

hai-quan-1-cua-pld-1710983894.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: intenet

Cơ chế một cửa tại Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là cách thức giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc trách nhiệm, thẩm quyền Cục Hải quan thành phố Hải Phòng (cấp Cục) trong việc công khai, hướng dẫn thủ tục hành chính, tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả được thực hiện tại một đầu mối là Bộ phận một cửa.

Việc tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa là cần thiết; không để người dân, doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu thời gian, chi phí của người dân và doanh nghiệp trong việc tuân thủ thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Nhiệm vụ của Bộ phận một cửa

Công khai đầy đủ, kịp thời danh mục thủ tục hành chính được thực hiện tại Bộ phận một cửa.

Hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính; tiếp nhận hồ sơ (trực tiếp tại Bộ phận một cửa hoặc qua đường bưu điện), chuyển giao và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, bao gồm: hướng dẫn, tiếp nhận hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính; chuyển giao hồ sơ yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính cho phòng tham mưu giải quyết thủ tục hành chính theo đúng thẩm quyền; nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính từ các phòng tham mưu; trả kết quả cho tổ chức, công dân, thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định.

Tiếp nhận, xử lý hoặc báo cáo người có thẩm quyền xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân đối với công chức, đơn vị liên quan đến việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Quyền hạn của Bộ phận một cửa

Đề nghị các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho công tác tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính.

Từ chối tiếp nhận các hồ sơ chưa đúng quy định; chủ trì theo dõi, giám sát, đôn đốc các đơn vị liên quan trong việc giải quyết thủ tục hành chính theo đúng quy trình đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu các đơn vị có liên quan cung cấp thông tin về tiến độ giải quyết thủ tục hành chính; đôn đốc các phòng tham mưu xử lý hồ sơ đến hoặc quá thời hạn giải quyết.

Theo dõi, đôn đốc, nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức do các phòng tham mưu cử đến công tác tại Bộ phận Một cửa về việc chấp hành thời gian lao động, các quy định của pháp luật về chế độ công vụ, quy chế văn hóa công sở, nội quy của cơ quan.

Đề xuất việc đổi mới, cải tiến, nâng cao chất lượng phục vụ, thực hiện công vụ đúng thời hạn, thuận tiện cho tổ chức, công dân.

Thực hiện các quyền hạn khác được giao theo quy định của pháp luật.

Trách nhiệm của người làm tại Bộ phận một cửa

Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ và các quy định pháp luật có liên quan.

Công chức Văn phòng làm nhiệm vụ thường trực tại Bộ phận Một cửa để điều phối hoạt động của Bộ phận một cửa.

Công chức phòng tham mưu giải quyết thủ tục hành chính là đầu mối tiếp nhận, đề xuất, theo dõi việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực chuyên môn của đơn vị theo cơ chế một cửa.

Hướng dẫn tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính đầy đủ, rõ ràng, chính xác; trường hợp phải yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ chỉ được yêu cầu sửa đổi, bổ sung một lần; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện thủ tục hành chính.

Tiếp nhận, chuyển hồ sơ, theo dõi việc giải quyết thủ tục hành chính và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, công dân theo quy định.

Chủ động tham mưu, đề xuất sáng kiến cải tiến giải quyết thủ tục hành chính; kịp thời phát hiện, kiến nghị với cơ quan, người có thẩm quyền để sửa đổi, bổ sung, thay đổi hoặc hủy bỏ, bãi bỏ những quy định về thủ tục hành chính trái pháp luật, không phù hợp.

Các thủ tục hành chính giải quyết tại Bộ phận hành chính một cửa

1. Thủ tục thành lập địa điểm kiểm tra là chân công trình hoặc kho của công trình, nơi sản xuất.

2. Thủ tục tạm dừng hoạt động kinh doanh/ hoạt động kinh doanh trả lại cửa hàng miễn thuế.

3. Thủ tục thuê kho bên ngoài doanh nghiệp chế xuất để lưu giữ nguyên liệu, sản phẩm của doanh nghiệp chế xuất, quản lý hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho.

4. Thủ tục tạm dừng hoạt động/ hoạt động trở lại kho ngoại quan; kho bảo thuế; địa điểm thu gom hàng lẻ; kho xăng dầu; kho hàng không kéo dài; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát tập trung đối với hàng bưu chính, chuyển phát nhanh; địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ở khu vực biên giới; kho bãi, địa điểm trong khu vực cảng biển, cảng thủy nội địa, cảng hàng không quốc tế, ga đường sắt liên vận quốc tế đủ điều kiện tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

5. Thủ tục đăng ký áp dụng thông báo sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần.

6. Thủ tục kiểm tra khoản giảm giá đối với hàng nhập khẩu thuộc thẩm quyền của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

7. Thủ tục xử lý hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

8. Thủ tục xử lý hoàn tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa.

9. Thủ tục nộp dần tiền thuế nợ.

Phạm Hường