Hội thảo với sự tham dự của những nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia nghiên cứu hàng đầu, chuyên biệt về di sản văn hóa ở các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu, hiệp hội về văn hóa dân tộc.
Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh: Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc tháng 11/1946, Bác Hồ đã chỉ rõ: “Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện độc lập, tự cường và tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đf".
Tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tháng 11/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định: “yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng nước ta là phải tiếp tục xây dựng, giữ gìn và phái triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thực sự là "nền tảng tỉnh thần”, "động lực phát triển", và "soi đường cho quốc dân đi".
Theo Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng, quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập văn hóa, Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và những thách thức rất to lớn; trong đó có những vấn đề về văn hoá và con người. Quản lý văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế đang đặt ra bức thiết hơn bao giờ hết. Văn hóa quản lý là một bộ phận quan trọng của văn hóa nói chung, có những đặc thù về nội dung, cầu trúc và biểu hiện, xuất hiện như là sự tích hợp không thể tách rời của văn hóa với quản lý. ..
Quan tâm đến việc bảo tổn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, của đồng bào các dân tộc, kết hợp với tiếp thu tỉnh hoa văn hóa của thời đại. Phát triển "sức mạnh mềm" của văn hóa Việt Nam, góp phân nâng cao sức mạnh tổng hợp quốc gia là nhiệm vụ chung của cả hệ thông chính trị; đồng thời là chức năng, nhiệm vụ của Viện Phát triển văn hóa dân tộc (thuộc Liên hiệp Hội Việt Nam) - Chủ tịch Liên hiệp Hội Việt Nam Phan Xuân Dũng nhấn mạnh.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung làm sáng rõ các vấn đề văn hóa quản lý cả về mặt cơ sở lý luận lẫn thực tiễn, hướng tới nhận thức khoa học về ứng xử với di sản, tiếp thu kinh nghiệm trong văn hóa quản lý di sản từ các nên văn hóa tiên tiến trong khu vực và trên thế giới để ứng dụng sáng tạo vào Việt Nam. Hội thảo là nơi các nhà khoa học, nhà quản lý văn hóa bàn luận, chia sẻ ý kiến đóng góp của mình về những vấn đề nhận thức khoa học và thực tiễn liên quan đến văn hóa quản lý đối với di sản trong hội nhập và phát triển.
Một số đai biểu cho rằng, bản thân các khái niệm văn hóa, quản lý văn hóa thường có nhiễu cách định nghĩa khác nhau, nhiều cách tiếp cận khác nhau. Văn hóa được coi là tổng thể những nét riêng biệt tỉnh thần và vật chất, trí tuệ và tình cảm, quyết định bản sắc của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn hóa là chỉnh thể hữu cơ các hoạt động của con người (trong quá khứ và hiện tại), sáng tạo nên hệ thống các giá trị vật chất và tỉnh thần, đáp ứng những nhu cầu của con người, phù hợp với kiểu lựa chọn đặc trưng của các nhóm và cộng đồng người khác nhau. Chính hệ thống các giá trị này chỉ phối cách ứng xử, giao tiếp của cộng đồng, làm cho cộng đồng này có đặc thù riêng biệt.
Với 40 ý kiến tham luận tại hội thảo đã nêu bật nhiều vấn đề về cơ sở lý luận, các khái niệm về vấn đề văn hóa quản lý di sản văn hóa trong môi trường hội nhập quốc tế; Thực tiễn và những bài học kinh nghiệm về văn hóa quản lý trong quá trỉnh bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa thời kỳ hội nhập quốc tế (từ 1991 đến nay); Tiếp biến văn hóa quản lý trong hội nhập quốc tế đối với văn hóa quản lý di sản văn hóa ở Việt Nam; Kinh nghiệm thực tiễn về văn hóa quản lý và phát huy giá trị đi sản nỗi bật ở Việt Nam và quốc tế; Văn hóa quản lý di sản trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đỗi số ở Việt Nam; Các giải pháp xây dựng văn hóa quản lý ở Việt Nam trước mắt và lâu dài.