Sau hơn 3 tháng bay vòng quanh Sao Hoả, cuối cùng thì Trung Quốc cũng đã cho đáp thành công tàu thám hiểm Zhurong (Chúc Dung) xuống bề mặt Sao Hoả vào cách đây ít lâu. Sự kiện này đã biến Trung Quốc thành quốc gia thứ hai trên thế giới, sau Mỹ, có thể hạ cánh một tàu tham dò rover xuống bề mặt hành tỉnh đỏ. Cơ quan hàng không Trung Quốc vẫn chưa xác nhận được thời điểm tàu đáp chính xác, nhưng có thể là vào khoảng 7:11 P.M theo giờ EDT.
Sau 7 phút để rơi từ quỹ đạo đáp xuống bề mặt, chiếc rover nặng 240kg này dự tính sẽ bắt đầu thám hiểm với mục tiêu là khu vực Utopia Planitia. Chiếc rover của Trung Quốc được đặt tên là Zhurong, theo tìm hiểu thì đây là tên của một vị thần lửa cổ xưa của đất nước này. Cũng giống như tàu thám hiểu Perserverance của Mỹ, nhiệm vụ của con tàu Zhurong này cũng là tìm kiếm dấu hiệu của các sự sống cổ xưa ngoài hành tinh. Utopia Planitia là nơi được cho rằng chứa một lượng lớn nước dưới dạng băng bên dưới bề mặt, và các nhà khoa học tin rằng việc có nước sẽ là một dấu hiệu tích cực cho sự sống.
Về Zhurong, chiếc rover này mang theo 2 máy ảnh panorama toàn cảnh, radar xuyên mặt đất, máy dò từ trường, súng bắn laser để phá đá và nghiên cứu thành phần của các vật chất trên nơi này và cuối cùng là một công cụ để đo khí tượng trên bề mặt hành tinh. Hỗ trợ với Zhurong trên quỹ đạo Sao Hoả là tàu Tianwen-1 đóng vai trò như một trạm chuyển tiếp tín hiệu liên lạc giữa Zhurong với Trái Đất. Rõ ràng đây là một sứ mệnh rất khó và Trung Quốc đã làm được một cách thành công.
Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) vẫn chưa chính thức xác nhận vụ hạ cánh thành công, nhưng nó đã được Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc (CGTN) và các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học và Công nghệ Ma Cao ở Trung Quốc thông báo trên mạng xã hội.
Zhurong là sứ mệnh đầu tiên của Trung Quốc lên sao Hỏa và hạ cánh xuống hành tinh này. Đây được coi là sứ mệnh khó khăn bởi không có cơ quan nào khác ngoài NASA có tàu vũ trụ hạ cánh xuống bề mặt sao Hỏa kể từ năm 1973.
Hành tinh này được biết đến với môi trường khắc nghiệt và đặc biệt là những cơn bão bụi cực mạnh, điều này là thách thức lớn, được coi là nguyên nhân vì sao chỉ một nửa trong số các chuyến đi thành công.
Nghiên cứu viên của CNSA cho biết, việc hạ cánh trên sao Hỏa của Zhurong "khó hơn nhiều" so với cuộc thám hiểm mặt trăng của tàu Thỏ Ngọc của Trung Quốc năm 2013, vì khoảng cách lớn hơn so với Trái đất khiến việc truyền vô tuyến trở nên khó khăn hơn.
Việc hạ cánh lên Mặt Trăng chủ yếu dựa vào động cơ tên lửa để giảm tốc do hành tinh này không có khí quyển, trong khi Zhurong giai đoạn đầu hạ cánh lên sao Hỏa sử dụng bầu khí quyển làm phanh. "Đây là bài kiểm tra lớn về cấu trúc và khả năng chịu nhiệt của tàu, yêu cầu chịu được những cú sốc dữ dội và nhiệt độ cực cao khi nó đi vào bầu khí quyển khắc nghiệt của sao Hỏa với tốc độ nhanh", nghiên cứu viên nói.
CNSA dự kiến để tàu Zhurong ở trên bề mặt sao Hỏa trong 90 ngày (ngày sao Hỏa). Trước đó, sứ mệnh Thiên Vấn -1 phóng thành công từ Bãi phóng Văn Xương vào ngày 23/7/2020 và quay quanh sao Hỏa kể từ ngày 10/2 năm nay. Đây là nỗ lực thứ hai của Trung Quốc nhằm tiếp cận "hành tinh Đỏ" sau sứ mệnh sao Hỏa năm 2011 của tàu thăm dò Huỳnh Hoả 1 (Yinghuo-1).