Theo khảo sát niềm tin người tiêu dùng toàn cầu, chỉ số niềm tin tiêu dùng Việt Nam tổng cộng đạt 129 điểm sau quý I.2019, Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách các quốc gia lạc quan nhất thế giới về chi tiêu tiêu dùng. Doanh số bán lẻ hàng hóa tổng cộng 162 tỉ USD trong năm 2019, tăng 12,7% so với năm trước. Việt Nam có số lượng lớn người trong độ tuổi từ 15 đến 64, xấp xỉ 70% dân số. Điều này nhấn mạnh sự thay đổi và phạm vi của nhân khẩu học sẽ tham gia mua bán lẻ tại Việt Nam, với các ngành thực phẩm & đồ uống và thời trang đạt được sự tập trung đặc biệt.
Tiềm năng bất động sản
Thị trường bất động sản bán lẻ TP.HCM - nơi sôi động bậc nhất cả nước có trên một triệu m2 diện tích thực thuê đến chối năm 2019, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước chứng tỏ tiềm năng phát triển của lĩnh vực này. Tỷ lệ lấp đầy nhìn chung vẫn ở mức cao, chủ yếu là do sự đổ bộ của các thương hiệu toàn cầu, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang, thực phẩm và đồ uống. Các lĩnh vực khác như điện tử và các sản phẩm gia đình cũng sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.
Xu hướng chính trong lĩnh vực bất động sản bán lẻ tại Việt Nam
Nhu cầu về thực phẩm hữu cơ và tốt cho sức khỏe, với chất lượng sản xuất cao hơn đang tăng lên bất chấp sự chênh lệch về mức giá. Khách hàng sẵn sàng chi tiêu, điều này cho thấy cơ hội cho các nhà bán lẻ địa phương và các thương hiệu nước ngoài. Đáp ứng xu hướng này, hầu hết các siêu thị đều có khu vực dành riêng cho các sản phẩm này và các công ty lớn như Liên minh Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn và Vingroup (nay đã chuyển sang Masan), thậm chí đã tung ra các sản phẩm dưới nhãn hiệu riêng của họ.
Bán lẻ trực tuyến và giao hàng thực phẩm sẽ chiếm ưu thế. Ước tính doanh số bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam năm 2018 là 8,06 tỉ USD, theo sách trắng Bộ Công Thương. Sự bùng nổ của chi tiêu trực tuyến khiến các nhà môi giới và nhà bán lẻ đã chấp nhận đưa công nghệ vào quy trình của họ. Không chỉ bán lẻ trực tuyến, giao hàng thực phẩm và tạp hóa trực tuyến cũng là một phân khúc sắp ra mắt tại Việt Nam. Điều này được thể hiện bởi cơ sở dữ liệu độc quyền. Các nhà bán lẻ cũng đang tạo ra các ứng dụng di động của riêng họ.
Cung và cầu bán lẻ hiện tại
Tăng trưởng của bất động sản bán lẻ Việt Nam biến động do nguồn cung cấp biến động. Cùng với tác động của Sửa đổi Luật Bất động sản được thực hiện trong năm 2015, đầu tư FDI vào lĩnh vực này tăng dẫn đến nguồn cung tăng. Trong những năm sau đó, cung chậm lại do ngân hàng hạn chế cho vay thế chấp với đất. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực giảm khi giá cho thuê hàng năm tăng cùng với chênh lệch cung và cầu giảm.
Năm 2020, năm dự án bán lẻ mới dự kiến sẽ mở cửa cung cấp thêm cho thị trường Hà Nội 156.000 m2 diện tích bản lẻ. Với TP.HCM, CBRE dự đoán sẽ có khoảng 400.000 m2 diện tích bán lẻ mới chủ yếu ngoài trung tâm. Giá thuê được dự báo sẽ tăng nhẹ trong thời gian tới, tỉ lệ lấp đầy giảm nhẽ nhưng vẫn giữ ở mức trên 90% cho toàn thị trường.