Những sai lầm cần tránh trong quản lý và vận hành doanh nghiệp mà người lãnh đạo cần phải chú ý

Thảo Hương (tổng hợp)

16/04/2023 08:17

Quản lý và vận hành doanh nghiệp luôn là một bài toán khó đối với người làm lãnh đạo. Nếu biết quản lý đúng cách, doanh nghiệp sẽ được vận hành tốt và phát triển, còn không thì sẽ rơi vào cảnh ngược lại. Dưới đây là những sai lầm trong tư duy quản lý, mà người làm lãnh đạo cần phải chú ý để tránh mắc phải.

1. Nôn nóng làm giàu nhanh

Thành công chỉ sau một đêm cũng cần sự chuẩn bị kéo dài từ 15 – 20 năm. Nếu bạn ôm mộng trở thành triệu phú chỉ sau một đêm, có thể bạn sẽ sỡm ngã lòng và vội vàng từ bỏ giấc mơ của mình. Hãy biết rằng thành công cần có thời gian, lòng kiên trì và một chút may mắn. Hãy để doanh nghiệp có thời gian tăng trưởng. Chỉ khi nào công ty của bạn không có tiến triển gì trong một thời gian đủ dài, lúc đó mới nên cân nhắc từ bỏ.

2. Doanh nghiệp quản lý dữ liệu không khoa học

Thời đại “công nghệ số” kéo theo hành vi trộm cắp thông tin diễn ra khá phổ biến. Công việc quan trọng hàng đầu của nhà quản trị là tăng cường hệ thống bảo mật dữ liệu của doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp bảo vệ thông tin bằng cách sao lưu dữ liệu sang nhiều thiết bị khác nhau. Tuy nhiên hiện nay để bảo vệ thông tin các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý thông tin vào công tác quản lý.

Việc sử dụng phần mềm quản lý giúp doanh nghiệp lưu trữ hồ sơ, dữ liệu một cách khoa học và lâu dài hơn, công tác tìm kiếm dữ liệu trở nên đơn giản hơn chỉ bằng một cái chạm.

3. Không chú trọng công tác lập kế hoạch

Việc lập kế hoạch giúp doanh nghiệp thực hiện các công việc cũng như phân bổ nhân sự nhanh chóng, hợp lý hơn. Lập kế hoạch khoa học sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị phương án đề phòng rủi ro.

Có thể thấy, công tác lập kế hoạch trong quản lý doanh nghiệp hiện nay chưa thật sự hiệu quả. Để khắc phục tình trạng đó một số doanh nghiệp đã áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp để công việc lập kế hoạch cũng như quản lý trở nên khoa học hơn.

tuyen-dung-quan-ly-toa-nha-anh3-1-1681458541.jpg
Người làm lãnh đạo cần phải tránh mắc phải sai lầm, để quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn.

4. Cho rằng mình không có đối thủ cạnh tranh

Ngay cả khi sản phẩm/dịch vụ bạn kinh doanh là mới nhất, hay nhất, chưa từng có từ trước tới nay, cũng đừng vội cho rằng bạn không bị cạnh tranh. Cạnh tranh không nhất thiết chỉ đến từ những đối thủ trực tiếp, rõ ràng. Cạnh tranh còn là những sản phẩm/dịch vụ thay thế mà khách hàng có thể sử dụng. Khách hàng sẽ làm gì nếu họ không chọn sản phẩm/dịch vụ của bạn? Họ có thể không làm gì cả hay không? Khách hàng hầu như lúc nào cũng có những lựa chọn khác. Chỉ riêng điều đó cũng đủ trở thành nguy cơ cạnh tranh khá cao rồi.

5. Mắc sai lầm trong quản lý nhân sự

Công tác quản trị nhân sự ở một số doanh nghiệp thường mang tính chất “cảm tính” chưa xây dựng mô hình quản lý chuyên nghiệp tuân theo một quy chuẩn nhất định.

Đặc biệt một số chủ doanh nghiệp có số lượng nhân viên dưới 50 người thường bỏ qua các quy định về luật lao động. Với suy nghĩ doanh nghiệp quy mô còn nhỏ nên các cơ quan quản lý không rà soát đến dẫn tới tình trạng thực thi luật một cách chống chế, thiếu kỷ luật.

Bên cạnh đó, chế độ thưởng phạt ở một số doanh nghiệp còn thiếu tính “công bằng” hoặc chưa được chú trọng.

Một sai lầm trong công tác quản lý nhân sự là tuyển dụng người nhà. Đây là điều không sai nếu như họ thật sự là những người có năng lực và phù hợp với vị trí công việc. Tuy nhiên nếu người nhà của bạn quản lý không phù hợp sẽ khiến hiệu quả công việc giảm sút. Kéo theo đó, nhà quản trị gặp rắc rối khi sa thải họ và ảnh hưởng đến mối quan hệ cá nhân.

6. Chăm sóc khách hàng thiếu chuyên nghiệp

Marc Onetto – cựu phó chủ tịch điều hành toàn cầu và dịch vụ chăm sóc khách hàng tại Amazon đã từng khẳng định: “Làm những điều tốt cho khách hàng và họ sẽ tạo ra lợi ích cho chúng ta.”

Thực tế đã chứng minh doanh nghiệp chăm sóc tốt khách hàng sẽ duy trì được tập khách hàng trung thành và có cơ hội thu hút thêm khách hàng tiềm năng.

Tại một số doanh nghiệp có tiềm lực vốn hạn chế nên thường bỏ qua bước chăm sóc khách hàng hoặc chăm sóc qua loa làm mất lòng tin người tiêu dùng.

Thảo Hương (tổng hợp)