1. Hiểu rõ công việc hơn
Việc quản lý, sắp xếp công việc bạn sẽ giúp bạn nắm bắt thông tin một cách chính xác hơn. Biết mình phải làm gì tiếp theo theo thứ tự và thời gian cụ thể, rõ ràng. Giúp bạn tránh được những lo lắng không đáng có và dự đoán được những sự cố để xử lý và đối mặt dễ dàng hơn.
2. Dành chút thời gian vàng bạc để suy nghĩ về công việc
Đây là việc làm đầu tiên, và cũng là việc quan trọng nhất. Bạn hãy nghĩ về công việc của mình để tìm ra những nguyên tắc làm việc nhất định: Buổi sáng, bạn nên làm gì trước tiên? Bạn nghỉ giải lao trong bao lâu? Bạn phân bố thời gian công việc như thế nào? Bạn có nhiều thời gian rảnh rỗi để trao đổi, trò chuyện với đồng nghiệp hay bạn chỉ biết lao vào công việc như một người mất trí để hoàn thành hết nhiệm vụ này đến nhiệm vụ khác?
Việc suy nghĩ này không làm bạn mất nhiều thời gian mà nó còn giúp bạn có được những nguyên tắc của riêng mình. “Làm việc theo nguyên tắc bao giờ cũng hiệu quả hơn nhiều so với làm việc theo sự vụ”- Bill Gates, ông chủ của Microsoft đã đúc kết.
3. Giới hạn thời gian cho công việc
Quy luật Parkinson (Parkinson's law) là nhận xét hài hước của giáo sư Parkinson là công việc sẽ dài ra theo thời gian hiện có để thực hiện nó. Ví dụ: Nếu giảng viên giao cho bạn 24 giờ để hoàn thành một dự án, áp lực thời gian sẽ buộc bạn phải tập trung và bạn sẽ không còn lựa chọn nào ngoài việc thực thi những điều cần thiết nhất. Nếu ông ấy cho bạn một tuần, bạn sẽ dành ra sáu ngày để quan trọng hóa mọi việc lên.
Cùng giống như vậy trong công việc, do chúng ta có tám tiếng để làm việc, chúng ta sẽ làm việc đủ tám tiếng. Nếu chúng ta có 15 tiếng làm việc, chúng ta cũng sẽ làm việc đủ 15 tiếng. Nếu chúng ta có việc gấp và đột ngột phải rời công sở trong hai giờ nữa, chúng ta cũng sẽ hoàn thành tất cả công việc được giao trong hai tiếng đồng hồ đó.
Lúc này, bạn cần nhìn vào một thực tế rằng, công việc thật ra không tốn quá nhiều thời gian để hoàn thành và bạn có đủ thời gian để làm xong nhưng bạn đã không làm.
Cho nên kỹ năng giới hạn thời gian cho công việc thực sự quan trọng!
Hãy đặt deadline cho công việc một cách hợp lý. Một giới hạn thời gian cụ thể cho mỗi công việc sẽ tạo động lực, thúc đẩy bạn không lề mề, không trì hoãn công việc của bản thân.
4. Phân chia công việc khi làm việc nhóm
Vấn đề làm việc nhóm và phân việc như thế nào cho hợp lý luôn là nỗi lo lớn nhất. Người trưởng nhóm thường là phải làm điều này ít nhất 2 tuần 1 lần.
Để việc phân công dễ dàng hơn, bạn cần ghi cụ thể những công việc cần thiết ra bảng phân công và phân việc phù hợp với năng lực từng người. Tránh đừng ôm quá nhiều việc vào người. Điều này vừa khiến bạn mệt mỏi vừa không đảm bảo được tính công bằng.
Mặt khác, bạn cũng nên lắng nghe các thành viên khác trong team của mình trong khi làm việc nhóm. Bởi rất có thể ý tưởng từ họ sẽ mang đến cho bạn thêm kinh nghiệm và kiến thức mới. Một bảng phân công việc nhóm không hẳn phải nhận được tất cả sự đồng thuận của cả nhóm. Nhưng ít ra, nó phải đảm bảo là bảng phân công được nhiều người chấp nhận nhất.
5. Đánh giá công việc theo từng giai đoạn
Việc tổng kết công việc theo từng giai đoạn thời gian nhất định (tuần, tháng, quý, năm) rất quan trọng. Điều này giúp cho chúng ta rút ra cho mình những kinh nghiệm quý giá sau mỗi giai đoạn của công việc, góp phần giúp củng cố chất lượng công việc và giúp bạn đưa ra những đánh giá chính xác nhất cho cả bản thân và nhóm.
6. Phải có sức khoẻ tốt để làm việc
Dù bạn có thông minh và tài năng đến đâu, nhưng bạn không có đủ sức khoẻ để làm việc thì bạn không thể nào thành công trong sự nghiệp được. Một cơ thể khoẻ mạnh là nền tảng để bạn có thể theo đuổi công việc hàng ngày mà không ảnh hưởng lớn đến khả năng làm việc.
Những buổi tập thể dục vào buổi sáng hay tập thể hình sau giờ làm việc thường được nhiều người lựa chọn để tăng cường sức khoẻ của mình. Ngoài ra chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý cũng rất quan trọng đối với sức khoẻ của bạn.