Nhìn nhận rõ các vấn đề của bản thân và số đông nhân viên
Là một nhà lãnh đạo, bạn có hai công việc khó khăn cần phải làm cùng lúc: trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho nhân viên và đối phó với sự căng thẳng của chính bạn. Cho dù những lời khuyên đằng sau sẽ hướng bạn tới việc chia sẻ cởi mở và đồng cảm hết mực với mọi người, thì bạn vẫn cần thiết phải giữ được ranh giới về những điều riêng tư.
Lãnh đạo nhất định cần bình tĩnh đối phó với những ảnh hưởng tiêu cực: những cuộc đối thoại, bàn tán, xúi giục của nhân viên. Lãnh đạo cần xuất hiện một cách mạnh mẽ trước toàn thể- đó chính là một lời nhắn “vững tin” dành cho nhân viên. Chắc chắn không nhân viên nào có thể bình tĩnh khi sếp của họ đang “loạn cào cào” trước những khó khăn cả.
Bởi vậy, đừng để sự căng thẳng của bạn ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của nhân viên.
Lý tưởng nhất, sau khi giữ được hình tượng can trường, tự tin, bất khuất của một nhà lãnh đạo, bạn luôn có thể tuỳ vào bối cảnh thực tế để điều chỉnh cảm xúc của nhân viên bằng các phong cách khác nhau: Định hướng, Huấn luyện, Kết nối, Dân chủ, Chỉ huy hoặc Dẫn đầu.
Tuy rằng rất khó để bạn ngay lập tức có thể đối mặt với khó khăn. Tuy nhiên, bạn cần suy nghĩ đứng trên tất cả, bạn là người lãnh đạo của một tập thể. Hãy rèn luyện ý chí và tâm lý vững vàng trước mọi tình huống.
Đối xử thân thiện, giao tiếp hằng ngày thường xuyên hơn
Không cần tới các con số nghiên cứu to tát, có một điều dễ hiểu rằng nếu bạn thân thiện chia sẻ và lắng nghe nhân viên với sự tôn trọng, mối quan hệ giữa hai phía sẽ tốt đẹp hơn rất nhiều. Động lực và năng suất làm việc đều nhờ thế mà tăng theo.
Chính sách cởi mở trong giao tiếp này thực chất luôn được khuyến khích áp dụng ở mọi doanh nghiệp, bất kể điều kiện kinh tế là gì.
Khi doanh nghiệp đang rơi vào tình trạng khó khăn, chắc chắn việc ảnh hưởng tới tinh thần của nhân viên là không thể tránh khỏi. Là một người lãnh đạo bạn chắc chắn cần thể hiến sự đồng cảm, quan tâm tới các cá nhân, ít nhất là những quản lý cấp trung của bạn. Hãy tránh các chủ đề nhạy cảm trong công việc.
Đôi khi điều mà nhân viên bạn cần lúc này chỉ là cảm giác an toàn, được che chở bởi người lãnh đạo- là bạn.
Đánh giá chính xác tình hình hiện tại của doanh nghiệp
Điều quan trọng nhất trước khi trấn an tinh thần nhân viên đó chính là phải biết mình đang ở đâu, gặp phải khó khăn gì, có nguồn lực gì trong tay? Bạn chỉ có thể giải quyết vấn đề khi nắm rõ tình hình và đề ra được phương án tối ưu nhất. Đừng lồng lộn như một con ngựa hoang, bất chấp lao vào mọi cánh cửa mà không biết nó dẫn tới đâu. Khi đó, nhân viên cũng an tâm hơn khi nhìn nhận được rằng sếp của mình luôn sáng suốt trong mọi vấn đề.
Tránh xung đột
Khi rơi vào hoàn cảnh khó khăn, dù là thành viên trung thành nhất cũng có xu hướng bắt đầu chỉ trích, điều không may là đôi khi họ chỉ trích lẫn nhau. Thay vì tập trung vào đối thủ bên ngoài thì họ lại bắt đầu tra hỏi lẫn nhau và tìm ra hàng tá lỗi lầm mà bình thường họ không nhận ra. Người lãnh đạo giỏi là người không bị lôi kéo vào cuộc chiến. Họ quan sát bức tranh toàn cảnh và hành động có lý trí và khách quan.
Họ hiểu rằng mọi người đang nổi nóng và nói những điều mà họ không có chủ ý. Mọi người tranh cãi chỉ vì họ đang tức giận hay lo sợ. Người lãnh đạo giỏi hiểu điều đó và vượt lên hoàn cảnh. Bằng cách này, họ tránh được nhiều mũi nhọn hơn và trở thành ví dụ điển hình cho cấp dưới.
Năng động
Trong hoạn nạn và khó khăn, người ta suy sụp. Họ có xu hướng bi quan. Họ không thể tìm ra cách giải quyết vấn đề. Do đó, họ phải trải qua giai đoạn khó khăn. Người lãnh đạo giỏi hiểu điều đó và sẽ tập trung để trở thành người năng động, lạc quan. Anh/cô ta đi làm với suy nghĩ rằng họ và tâm trạng của họ sẽ tạo ra và duy trì tinh thần của cả nhóm. Hơn hết, họ phải cho thấy kết quả cuối cùng sẽ lạc quan như thế nào và điều đó sẽ khích lệ cấp dưới tiếp tục cố gắng vượt qua và hướng tới mục tiêu chung.
Có những hướng đi rõ ràng
Thay vì chỉ nói không để trấn an nhân viên, bạn cần có hành động cụ thể. Đó chính là những bước tiến và hướng đi rõ ràng. Xây dựng các kế hoạch cụ thể và chi tiết cần hành động là gì. Giúp nhân viên có được sự chủ động trong kiểm soát tình hình. Tạo cho họ cảm giác đang góp phần vào việc ổn định lại hoạt động của công ty. Một khi thấy được vai trò của bản thân thì mới có động lực tiếp tục cố gắng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên sử dụng những câu nói có tính chất động viên trong các cuộc họp, cuộc trò chuyện. Tuy chỉ là một vài hành động nhỏ nhưng có thể mang lại hiệu quả cô cùng to lớn.
Dập tắt tin đồn một cách nhanh chóng và quyết liệt
Tin đồn trong thời điểm doanh nghiệp gặp khó khăn là điều không thể tránh khỏi, nó còn gây ra các hậu quả cực kì nghiêm trọng nếu không ngăn chặn kịp thời.
Tin đồn bắt đầu từ đâu hãy tìm và ngăn chặn từ đó, đồng thời loại bỏ sự nghi ngờ của nhân viên trước tình hình thực tế của doanh nghiệp. Hãy nghiêm khắc xử lý những nhân viên thao túng thông tin, gây hoang mang cho các nhân viên khác.
Đừng quên nhắc nhở lại nhân viên về kỷ luật của công ty – cũng là kỳ vọng của bạn tại nơi làm việc.
Tạo ra những chiến thắng nhỏ
Một trong những cách để khích lệ là tạo ra những chiến thắng nhỏ. Người lãnh đạo giỏi biết rằng trong hoàn cảnh khó khăn thì cấp dưới nghĩ rằng họ đã mất tất cả. Họ phân vân liệu họ có thể chiến thắng không. Do đó, người lãnh đạo giỏi sẽ tạo ra cơ hội cho cả nhóm chiến thắng dù chiến thắng đó không lớn.
Họ tạo ra những mục tiêu nhỏ dễ đạt được và nhắc nhở cũng như khen thưởng những người đã đạt tới mục tiêu. Với mỗi chiến thắng như vậy, người lãnh đạo tạo nên sự quý trọng và tinh thần cho nhân viên, loại bỏ dần nỗi sợ hãi do chính nhân viên tạo ra.