Việt Nam đang phải đối mặt với bão lũ nghiêm trọng, điều này đặt ra yêu cầu cấp thiết cho việc ứng phó linh hoạt và hiệu quả với thiên tai. Qua kinh nghiệm từ những đợt động đất lớn ở New Zealand và kinh nghiệm giúp các tổ chức vượt qua khủng hoảng, đây là 4 bài học tôi rút ra được trong cách đối mặt và ứng phó với những cuộc khủng hoảng, trong đó có thiên tai.
1. Chúng ta không có thời gian để lãng phí, cần hành động thật nhanh
Khi đối mặt với khủng hoảng, tình hình diễn biến nhanh và không thể dự đoán trước, đòi hỏi chúng ta phải phản ứng ngay lập tức. Trong các trường hợp khẩn cấp chúng ta cần loại bỏ mọi quy trình quan liêu để tập trung vào mục tiêu duy nhất là cứu sống và bảo vệ người dân.
Tại Việt Nam, khi bão lũ xảy ra, thời gian là yếu tố quyết định giữa sự sống và cái chết. Việc xử lý chậm trễ do các rào cản về quy trình hành chính có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hơn. Để ứng phó hiệu quả, chúng ta cần một cơ chế linh hoạt, cho phép ra quyết định nhanh chóng mà không bị gò bó bởi các thủ tục phức tạp. Tập trung tối đa vào việc phản ứng khẩn cấp, phân phối nguồn lực và bảo vệ người dân. Điều này giúp giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ cuộc sống của nhiều người.
2. Cần tiếp cận gần giống như trong tình trạng chiến tranh
Khi đối mặt với khủng hoảng lớn, cách tiếp cận cần giống như trong tình trạng chiến tranh: Cần huy động mọi nguồn lực từ tài chính đến con người và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tổ chức và cộng đồng để ứng phó. Điều này không chỉ xảy ra ở cấp độ tổ chức mà còn trên toàn quốc gia.
Trong nhiều trường hợp, kêu gọi sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế là cần thiết để giúp đất nước vượt qua những khủng hoảng nặng nề với thiệt hại thấp nhất có thể. Cần huy động toàn bộ nguồn lực và triển khai một cách đồng bộ để giảm thiểu thiệt hại và hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng.
3. Linh hoạt và thích ứng nhanh chóng
Trong tình trạng khủng hoảng, điều quan trọng nhất là phải linh hoạt và có khả năng thích ứng nhanh chóng. Thực tế có thể thay đổi liên tục nên cách tiếp cận và ra quyết định phải cực kỳ linh hoạt để có thể phản ứng kịp thời.
Chúng ta không biết cho đến khi chúng ta làm. Vì thế cần không ngừng thử nghiệm những biện pháp mới và học hỏi nhanh chóng từ những kết quả ban đầu. Điều này giúp xác định được những gì hiệu quả và những gì không để nhanh chóng dừng lại các biện pháp không mang lại kết quả và mở rộng quy mô những giải pháp thành công.
Linh hoạt và thích ứng nhanh chóng sẽ giúp giảm thiểu tối đa tổn thất và đưa ra những quyết định đúng đắn trong tình thế khẩn cấp.
4. Cần có kỷ luật và tuân thủ nguyên tắc
Một yếu tố quyết định thành công trong ứng phó với khủng hoảng là phải có kỷ luật và tuân thủ nguyên tắc. Trong bối cảnh thiên tai, nếu không có kỷ luật, mọi nỗ lực cứu trợ và bảo vệ sẽ trở nên hỗn loạn và mất kiểm soát.
Ở New Zealand trong những cuộc khủng hoảng lớn như động đất, họ đã đặt ra các nguyên tắc rõ ràng và yêu cầu mọi người tuân thủ một cách nghiêm túc. Việc này giúp giảm thiểu thiệt hại, những nỗ lực cứu trợ được tổ chức một cách hiệu quả, đảm bảo rằng mọi nguồn lực được sử dụng đúng cách và không bị lãng phí.
Tóm lại, việc phản ứng thật nhanh, linh hoạt, huy động mọi nguồn lực và giữ kỷ luật trong khủng hoảng là chìa khóa để giảm thiểu thiệt hại và bảo vệ cộng đồng.
---