COVID-19 ảnh hưởng dòng vốn đầu tư vào các công ty Fintech

caodung

13/04/2020 23:40

Các thỏa thuận và dòng tiền đầu tư vào lĩnh vực Fintech trong quý I sụt giảm so với cùng kỳ 2019, phản ánh bất định của toàn thị trường và dự báo khó khăn trong thời gian tới.

Đại dịch COVID-19 đã chấm dứt giai đoạn tăng trưởng bất chấp mọi giá của lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech). Các điều kiện cấp vốn thay đổi 180° và tương lai của các công ty Fintech sẽ có sự khác biệt đáng kể so với trước đây.

Để thích ứng, các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực này cần ngay lập tức tập trung vào việc cân đối tài chính và quản lý dòng tiền mặt – điều này là vô cùng khó khăn, thực chứng qua các câu chuyện của những công ty có khát vọng tăng trưởng quyết liệt.

Hãy xem xét sự thay đổi trong dòng vốn đầu tư vào lĩnh vực Fintech toàn cầu do CBInsights thu thập vào cuối tháng Ba 2020 so với cùng kỳ các tháng trước, quý trước và năm trước.

Nguồn: CBInsights
Nguồn: CBInsights

Trong khi 3 năm trước, mỗi tháng đều có từ 200 đến 300 thỏa thuận đầu tư. Từ tháng Mười hai năm 2019 đến tháng Ba 2020, chỉ có 100 – 200 thỏa thuận so với cùng kỳ năm trước.

Nguồn: CBInsights
Nguồn: CBInsights

Cũng cần lưu ý rằng, sự sụt giảm về số lượng các thỏa thuận xảy ra ở tất cả các nước, chứng tỏ ảnh hưởng của COVID-19 lên lĩnh vực tài chính mang tính toàn cầu. Châu Á, Châu Âu và Bắc Mỹ dự kiến có số thỏa thuận hàng quý thấp nhất trong nhiều năm.

Nguồn: CBInsights
Nguồn: CBInsights
Tổng giá trị vốn đầu tư cũng được dự doán giảm. Theo tình hình hiện tại, giá trị đầu tư cho các công ty Fintech trong Quý I năm 2020 sẽ rơi vào khoảng 5 tỉ USD – một mức chưa từng thấy kể từ năm 2017.

Thách thức của các công ty Fintech

Nhìn vào phần lớn các danh mục tài sản, có thể thấy được rằng các nhà đầu tư hiện đang chuyển tài sản qua dự phòng tiền mặt. Các công ty Fintech cũng nên làm theo cách thức này, vì việc kêu gọi vốn trên thị trường hiện nay có thể rất khó khăn và đắt đỏ.

Chuyển qua dự phòng tiền mặt có nghĩa là các công ty Fintech sẽ phải thắt chặt hầu bao và chú trọng nhiều hơn vào tính lợi nhuận trong hoạt động và không để dòng tiền bị tắc nghẽn, thay vì tăng trưởng bằng mọi giá. Điều này thể hiện một sự chuyển biến tích cực so với thập kỷ trước, giai đoạn các công ty kêu gọi được nguồn vốn khổng lồ mà không chứng minh được tính lợi nhuận.

Từ quan điểm kêu gọi vốn khó khăn, chuyển qua dự phòng tiền mặt có nghĩa rằng cả công ty tư nhân và công ty niêm yết sẽ phải cẩn trọng hơn với các khoản và điều kiện đầu tư. Điều này sẽ khó khăn hơn cho các công ty Fintech ở giai đoạn đầu kêu gọi vốn, vì họ sẽ phải cạnh tranh với các công ty lớn hơn và được vốn hóa nhiều hơn nhằm giành lấy miếng bánh đầu tư mạo hiểm đang thu hẹp lại.

Suy thoái kinh tế kéo dài sẽ kéo theo giảm khả năng chi trả cho tiêu dùng và kinh doanh hơn nữa. Lúc đó, điều này sẽ sẽ dẫn đến suy giảm doanh thu giao dịch đối với nhiều công ty Fintech.

Thêm vào đó, các nhà cho vay còn phải chứng kiến cơn sốc khi cả người tiêu dùng và doanh nghiệp không thể thanh toán các khoản nợ. Điều này có thể được giảm nhẹ nhờ sự hỗ trợ lớn của chính phủ, mặc dù hỗ trợ chính phủ có thể vẫn chưa đủ để khắc phục tình hình.

Cuối cùng, trong một nền kinh tế đột ngột đóng băng, các công ty Fintech sẽ phải đối mặt với các thách thức tài chính nghiêm trọng phía trước nếu không thể giảm chi phí hoặc cân đối tài chính hợp lý để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

Theo CBInsights

caodung