Những nhận định trên được các chuyên gia nhấn mạnh trong toạ đàm “Quản trị rủi ro trong chuyển đổi số” do Hội các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam (VACD) tổ chức tại Hà Nội ngày 23.6.
Ông Bùi Quý Phong – Phó Chủ tịch CLB Giám Đốc Sales & Marketing Việt Nam (CSMO Việt Nam) nhận định hiện nay xã hội đã chuyển sang xã hội số, các nền tảng công cũng đã được số hoá và khách hàng cũng là khách hàng số. Do vậy, chuyển đổi số cũng trở nên rất cần thiết với doanh nghiệp. Thống kê kết quả thực hiện chuyển đối số của các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực cho thấy lợi nhuận của doanh nghiệp tăng lên 30%. Nhiều doanh nghiệp có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh mới nhờ vào chuyển đối số.
Hiểu được những lợi ích mà chuyển đối số đem lại nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra hết sức thận trọng. Chia sẻ về điều này, ông Bùi Quý Phong cho rằng: “Tâm lý chung của các doanh nghiệp là cẩn trọng trước cái mới. Ở nhiều doanh nghiệp, lãnh đạo muốn thực hiện chuyển đổi số nhưng nhân viên lo ngại thay đổi. Cùng với đó là nỗi lo lộ lọt thông tin. Nhưng “càng trì hoãn, càng trở nên khó khăn hơn” nên doanh nghiệp cần bắt tay vào tìm hiểu chuyển đổi số ngay từ bây giờ”.
Một nguyên nhân khác khiến nhiều doanh nghiệp còn ngần ngại chưa thực hiện chuyển đổi số là chưa hiểu rõ chuyển đổi số là gì, lo ngại bỏ ra chi phí lớn cho công nghệ, thiết bị mới.
Bà Đinh Thị Mỹ Loan – Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, cho biết bà đã từng trao đổi với nhiều cá nhân, doanh nghiệp về câu chuyện chuyển đổi số. Hầu hết mọi người đều đã nghe đến chuyển đổi số nhưng khi bà Loan hỏi kỹ hơn như chuyển đổi số là phải làm những gì, chuẩn bị thế nào thì rất ít người có câu trả lời.
Theo bà Loan, có thể hiểu cơ bản chuyển đổi số là ứng dụng công nghệ vào mọi khía cạnh của doanh nghiệp. Đối với lĩnh vực bán lẻ, môi trường và khách hàng đã thay đổi rất nhiều nên các doanh nghiệp trong ngành cần phải thay đổi, thực hiện chuyển đổi số để thích nghi. Rất nhiều công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế tăng cường, robot… đang tác động mạnh mẽ và biến đổi các thức vận hành của ngành bán lẻ. Trong môi trường mới đầy cạnh tranh như vậy, tốc độ chuyển đổi số đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy tỷ lệ doanh nghiệp thực sự chuyển đổi số thành công không cao. Trong đó, bà Loan cho rằng sai lầm chính mà các doanh nghiệp mắc phải là nhận thức sai về khái niệm năng lực số của doanh nghiệp dẫn đến sai lầm trong chiến lược. Các doanh nghiệp này coi trọng công nghệ hơn yếu tố con người nên lao vào đầu tư công nghệ tốn kém mà thiếu những lãnh đạo hiểu về chuyển đổi số, thiếu văn hoá doanh nghiệp phù hợp, thiếu định hướng cụ thể để xác định những ưu tiên đầu tư nguồn lực hợp lý. Đồng thời, quá ảo tưởng về những thành công mà chuyển đổi số mang lại hoặc quá cầu toàn, cẩn trọng cũng là những nguyên nhân hay gặp.
Đây cũng là quan điểm của ông Bùi Quý Phong khi cho rằng mức độ thành thạo kỹ thuật số của doanh nghiệp phải dựa trên cả 2 tiêu chí: Khả năng quản trị và khả năng kỹ thuật số. Theo đó, doanh nghiệp được đánh giá là thành thạo kỹ thuật số phải có các yếu tố: Tầm nhìn kỹ thuật số bao quát; Quản trị xuất sắc qua các cục bộ silo; Nhiều sáng kiến kỹ thuật số tạo ra giá trị kinh doanh có thể đo lường được; Văn hoá kỹ thuật số mạnh mẽ.
Để làm được điều đó, ông Phong đề xuất các doanh nghiệp nên thực hiện theo từng bước từ dữ liệu hoá, phần mềm hoá các hoạt động của doanh nghiệp rồi tới liên thông dữ liệu và quản trị tập trung dữ liệu theo thời gian thực. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các công nghệ cao như Machine learning, trí tuệ nhân tạo… để tạo ra lợi ích cho doanh