Nghĩa là sẽ có những địa phương có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phòng chống dịch, trong khi đó, sẽ có những nơi khác có lúc phải ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và cũng có những địa phương có thời điểm phải cân bằng cả hai mục tiêu, nhiệm vụ này.
Cụ thể, như trường hợp các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang thời gian vừa qua đã ưu tiên cho nhiệm vụ ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh, còn lúc này là phải ưu tiên cho nhiệm vụ thúc đẩy sản xuất, kinh doanh. Trong khi đó, tại một số địa phương như Hà Nội cần kết hợp hài hòa, hợp lý, hiệu quả giữa hai nhiệm vụ, mục tiêu.
Lúc này, TPHCM và các tỉnh Đông Nam Bộ đang phải tập trung cho nhiệm vụ phòng chống dịch. Tuy nhiên trong một địa phương không thể cứng nhắc khi thực hiện điều này, cụ thể, tại TPHCM, trung tâm kinh tế cả nước dù đang có dịch bệnh bùng phát nhưng sẽ có những quận, huyện tập trung phòng chống dịch, còn những quận, huyện khác tình hình dịch bệnh không căng thẳng, thì vẫn phải tập trung phát triển kinh tế.
Hai kịch bản cho tăng trưởng kinh tế
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay diễn biến dịch Covid 19 phức tạp, song kinh tế thế giới chứng kiến sự phục hồi không đồng đều. Song kinh tế Việt Nam vẫn có những tín hiệu tích cực mà điều này được thể hiện khi tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2021 đạt 5,64%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ. Tiến độ thu ngân sách tích cực, lũy kế 6 tháng đạt 57,7% dự toán, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm 2020.
Do Covid 19 vẫn đang có những diễn biến phức tạp nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng 2 kịch bản cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm.
Kịch bản 1: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6%, quý 3/2021 cần đạt mức tăng trưởng là 6,2% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,5 phần trăm), quý 4 tăng 6,5% (thấp hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,2 phần trăm).
Kịch bản 2: Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,5%, quý 3/2021 phải đạt mức tăng trưởng là 7% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,3 phần trăm) và quý 4 tăng 7,5% (cao hơn Nghị quyết 01/NQ-CP 0,8 phần trăm).