Phải làm sao khi Sếp bắt đến công ty làm việc dù vẫn đang còn lệnh phong tỏa?

Gia Luật

12/08/2021 15:26

Luật sư cảnh báo người vi phạm không những bị phạt tiền mà còn có thể bị khởi tố về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm...

TPHCM đã ban hành lệnh phong tỏa, áp dụng theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, theo đó chỉ một số ít nhóm đối tượng được phép hoạt động và làm việc điều này dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp không nằm trong nhóm đối tượng được phép hoạt động vẫn bắt ép nhân viên đi làm.

Lý do có thể lãnh đạo doanh nghiệp sợ công việc bị chểnh mảng, năng suất giảm, hoặc  Sếp nghĩ nhân viên làm việc tại nhà không hiệu quả. Thêm nữa, nhiều nhân viên thấy người khác ra đường thì mình cũng có thể ra đường để đi làm bình thường nhằm có thu nhập tốt hơn.

Chị N.T.T.L, một nhân viên chuyên làm thủ tục đăng ký doanh nghiệp và các loại giấy phép khác cho biết, dù Thành phố vẫn đang còn áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 nhưng sếp của chị L vẫn bắt chị đi làm việc bình thường.

Điều này khiến chị L lo lắng bởi không biết nếu vẫn ra đường đi làm thì có bị phạt hay không và nếu đi làm tại công ty chuyên làm dịch vụ như công ty của chị như vậy thì có được hay không? Chị không thể chống lại yêu cầu của công ty nên phải lựa chọn giữa mạo hiểm sức khỏe của mình hoặc nghe theo yêu cầu của sếp để cố gắng giữ vị trí công việc.

luat-su-nguyen-dang-tu-nhaquanlyvn-1625753206.jpg

Luật sư Nguyễn Đăng Tư  (Công ty Luật TNHH TriLaw )

Trao đổi với Phóng viên Nhaquanly.vn về vấn đề này, Luật sư Nguyễn Đăng TưCông ty Luật TNHH TriLaw cho rằng, Công ty của chị L không thuộc nhóm đối tượng được hoạt động và làm việc khi TPHCM thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, do đó trong trường hợp  nếu chị vẫn ra khỏi nhà và lên Công ty làm việc thì chị có thể bị xử phạt từ 01-03 triệu đồng với lỗi “ra đường trong trường hợp không cần thiết” theo quy định tại Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP của Chính phủ.

Ngoài ra, việc Công ty chị không tạm đình chỉ kinh doanh để phòng chống dịch theo quy định cũng có thể bị xử phạt với mức từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP.

Trường hợp xấu hơn, trong trường hợp chị L đi làm mà dẫn đến lây lan dịch bệnh thì ngoài việc bị thiệt hại về sức khỏe, chị L và sếp của chị L, người bắp ép chị L đi làm việc cũng có thể bị xem xét điều tra, khởi tố về "Tội  làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người" theo quy định tại Điều 240 Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.

Theo đó hành vi bắp ép chị L đi làm việc sẽ được xem là “Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền” và sẽ bị xử lý, mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy theo hậu quả xảy ra.

Tư những phân tích nêu trên, Luật sư Nguyễn Đăng Tư cho rằng, chị L không nên đến Công ty để làm việc vào ngày mai. Thay vào đó, chị L cần giải thích cho Sếp hiểu về các quy định của pháp luật và các hậu quả có thể xảy ra, trường hợp không may phải bị điều tra khởi tố hình sự thì thật sự rất đáng tiếc.

 

Giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16: 04 vi phạm dễ mắc phải và mức phạt

 

Quy định tại Chỉ thị 16/CT-TTg

Lỗi vi phạm dễ mắc phải

Mức phạt

Chỉ ra ngoài trong trường hợp thật sự cần thiết như mua lương thực, thực phẩm, thuốc men, cấp cứu, làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu không bị đóng cửa, dừng hoạt động và các trường hợp khẩn cấp khác;

Ra đường trong trường hợp không cần thiết

Phạt tiền từ 1 triệu – 3 triệu đồng.

 

(Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp

Giao tiếp trong phạm vi dưới 2m

Phạt tiền từ 1 triệu – 3 triệu đồng.

 

(Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Không tập trung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và tại nơi công cộng.

Tụ tập từ 3 người trở lên

Phạt tiền từ 10 triệu - 20.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20 triệu – 40 triệu đồng đối với tố chức

(Điểm c khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng

Không đeo hoặc quên đeo

Phạt tiền từ 1 triệu – 3 triệu đồng.

(Điểm a khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP)

Gia Luật
Nguyễn Thị Thắm (Quận Tân Bình)

Nguyễn Thị Thắm (Quận Tân Bình)

22:12 08/07/2021

Thông tin thiết thực lắm. Cảm ơn quý báo và luật gia.