Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên đối với bẫy tín dụng mang tên ví trả sau điện tử. Mô hình nghiên cứu sau khi điều chỉnh 6 nhân tố tác động đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính, dữ liệu thu thập của 225 sinh viên từ năm I đến năm thứ IV trải nghiệm dùng ví trả sau điện tử. Trong đó 167 mẫu đạt tiêu chuẩn (đã mắc bẫy) chỉ ra rằng có 4 yếu tố tác động đến mục tiêu nghiên cứu là: (1)Nhu cầu cơ bản , (2) Đặc tính tiện lợi , (3) Nhu cầu chi tiêu không kiểm soát, (4) Yếu tố tiện lợi.
Từ khóa: E-Wallet, sự hài lòng, nhận thức.
I. Giới thiệu
Trong thời đại công nghệ hiện nay, dịch vụ thanh toán điện tử ngày càng được ưa chuộng và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Sinh viên là nhóm đối tượng chính trong lĩnh vực giáo dục, và sự hài lòng của họ có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các trường học. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ví điện tử như ví trả sau điện tử, sinh viên đang gặp nhiều rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về những yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng ví điện tử và nhận thức của họ về các rủi ro tài chính liên quan.
Nghiên cứu này nhằm mục đích khảo sát và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với ví điện tử cũng như nhận thức của họ về các bẫy tín dụng có thể nảy sinh từ việc sử dụng này. Qua việc thực hiện khảo sát tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, chúng tôi hy vọng sẽ mang đến những thông tin giá trị và cảnh báo cho sinh viên nơi đây.
III. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
1. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết của tín dụng là tập hợp các lý thuyết và khái niệm được áp dụng để hiểu và giải thích các quá trình liên quan đến việc cho vay và vay mượn trong hệ thống tài chính. Dưới đây là một số lý thuyết quan trọng trong lĩnh vực này:
Lý thuyết tài chính tiền tệ (GS-TS. Dương Thị Bình Minh – TS. Sử Đình Thành, Nhà xuất bản thông kê): Là nền tảng của cơ sở lý thuyết của tín dụng, lý thuyết tài chính học nghiên cứu về việc quản lý và sử dụng tài nguyên tài chính. Nó tập trung vào việc quyết định đầu tư và vay mượn dựa trên rủi ro và lợi ích kỳ vọng.
Lý thuyết thông tin bất cân xứng (Bất đối xứng thông tin bắt đầu được đề cập trong một bài báo kinh điển xuất bản vào năm 1970 của nhà kinh tế học người Mỹ George Akerlof: “The Market of Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism”.): Lý thuyết này cho rằng thông tin không luôn được phân phối một cách hoàn hảo trong thị trường, dẫn đến sự không chắc chắn và rủi ro cho các bên liên quan trong giao dịch tài chính.
Lý thuyết tiền tệ và tín dụng (Ludwig von Mises): Là một phần của lý thuyết tài chính, lý thuyết tín dụng nghiên cứu về quá trình cho vay và vay mượn. Nó khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định về việc cấp tín dụng, bao gồm rủi ro tín dụng, lãi suất, và điều kiện trả nợ.
Lý thuyết rủi ro và lợi ích (theo trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo chứng khoán - Ủy ban chứng khóa Nhà Nước ): Tín dụng là một quá trình mà người cho vay phải đối mặt với rủi ro, trong khi người vay có cơ hội hưởng lợi từ việc sử dụng tiền vay. Lý thuyết này nghiên cứu về cách các bên quản lý và chấp nhận rủi ro để tối đa hóa lợi ích.
Lý thuyết hành vi tiêu dùng (Lý thuyết hành vi – tiêu dùng – Phillip Kotler: Lý thuyết này nghiên cứu về cách mà người tiêu dùng đưa ra quyết định về việc tiêu dùng và tiết kiệm, bao gồm cả quyết định về việc sử dụng dịch vụ tài chính như vay mượn và thẻ tín dụng.
Các lý thuyết này cung cấp cơ sở vững chắc để hiểu và phân tích các quá trình liên quan đến tín dụng trong hệ thống tài chính. Bằng cách áp dụng các lý thuyết này, các nhà nghiên cứu và chuyên gia tài chính có thể đưa ra các giải pháp và chính sách hiệu quả để quản lý rủi ro và tối ưu hóa lợi ích trong việc cho vay và vay mượn.
Loại hình tín dụng thông qua ví trả sau của ví điện tử ( E-wallet ) có thể đơn giản dùng ngay chỉ với 1 lần chạm. Để tìm hiểu xem, đâu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mức độ hài lòng về hành vi sử dụng E- wallet và mối nguy hiểm tiềm tàng từ chúng.
2. Mô hình thực nghiệm.
Dựa trên mục tiêu tập trung nghiên cứu đến sự hài lòng của sinh viên khi sử dụng ví trả sau điện tử và các lý thuyết về hành vi tín dụng, nhóm tác giả đưa ra đề xuất mô hình thực nghiệm như sau
N: Sự hài lòng của sinh viên đối với E-wallet
X1: Sự tiện dụng, gồm 7 biến quan sát
X2: Sự phản hồi đối với xã hội, gồm 5 biến quan sát
X3: Sự tương tác đối với bạn bè cùng lớp gồm 5 biến quan sát
X4: Đặc tính của ví trả sau điện tử, gồm 5 biến quan sát
X5: Chất lượng về mạng Internet và thiết bị di động, gồm 5 biến quan sát.
Để kiểm định bốn giả thuyết X1, X2, X3, X4, X5 nhóm tác giả đề ra một mô hình hồi quy bội đã được phát triển như sau:
N = βo + β1*X1 + β2*X2 + β3*X3 + β4*X4+ β5*X5 +ei
3. Phương pháp nghiên cứu
HÌNH 1: 5 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
Bài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2022 đến 05/2023 với sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính tìm hiểu và định hướng mô hình nghiên cứu đề xuất, phát triển thành thang đo. Sau quá trình thảo luận và củng cố kiến thức từ Thạc sĩ hướng dẫn nhóm nghiên cứu đưa ra mô hình nghiên cứu chính xác, thang đo phù hợp với bối cảnh. Tiếp đến, sử dụng phương pháp định lượng trên mô hình thang đo Likert 5 gồm 1. Hoàn toàn không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3. Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Hoàn toàn đồng ý, để thực hiện cuộc khảo sát trên phiếu khảo sát thu về được 167 mẫu hợp lệ dùng để phân tích. Các dữ liệu sẽ được mã hóa đưa vào phần mềm SPSS 24 để phân tích kết xuất số liệu.
BẢNG 1: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CRONBACH’S ALPHA
Với kết quả Lần 4 như sau: kiểm định KMO = 0.763 >0,5 và Sig= 0.000 của kiểm định Bartlett's <0,05 (các biến quan sát tương quan với nhau trong tổng thể). Trị số phương sai trích được là 64.080% >50%, thể hiện 64.080% thay đổi của các yếu tố được giải thích bởi các biến quan sát. Ta có thể kết luận được rằng dữ liệu khảo sát được đảm bảo các điều kiện để tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và có thể sử dụng kết quả đó.(Bảng 3)
Kết thúc phân tích EFA lần 4 cho thấy loại các biến sau: TH4, TH7, SV4, IT1 (lần 1); SV3, IT2 (lần 2); HD1, ĐT3 (lần 3) đều có hệ số Factor loading <0.5, sau khi xóa các biến có hệ số tải thấp ta được kết quả thu về là 19 biến quan sát (Bảng 3), nhóm đã thảo luận cũng tới ThS để đưa ra mô hình điều chỉnh mới với 19 biến quan sát đo lường cho 6 nhân tố phù hợp và theo sát được mục tiêu nghiên cứu như sau:
HÌNH 2: 6 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA SINH VIÊN
1.1 Phân tích tương quan Person
BẢNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỆ SỐ TƯƠNG QUAN PERSON VỚI BIẾN PHỤ THUỘC
Đặc giả thuyết H0 là X1’ và N độc lập thì giá trị Sig = 0.000 rất nhỏ <5% nên ta bác bỏ H0, nên có tương quan với nhau. Tương tự ta xét các biến còn lại ta thấy ở tất cả các biến giá trị Sig < 5%, như vậy các biến còn lại đều tương quan với N. Do đó X1’, X2’, X3’, X4’, X5’, X6’ và N có tương quan từng cặp. Như vậy 6 biến trên có tương quan với biến phụ thuộc N là đảm bảo điều kiện cần khi vào phân tích hồi quy
1.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình
R2 điều chỉnh = 0.429 có ý nghĩa là các biến độc lập trong mô hình giải thích 42.9% sự biến thiên của Sự hài lòng (N) và còn lại là sự biến thiên của sự hài lòng không được giải thích bởi các biến độc lập trong mô hình, hay nói cách khác do các yếu tố ngoài mô hình. (Bảng 5)
BẢNG 5: KẾT QUẢ MÔ HÌNH HỒI QUY
Kiểm định từ bảng phân tích phương sai ANOVA, giá trị F = 30.482 giá trị Sig. = 0,000 rất nhỏ (<0,05), từ kết quả này cho thấy tồn tại ít nhất một biến độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích sự thay đổi của biến phụ thuộc. (Bảng 6)
BẢNG 6: KẾT QUẢ ANOVA
BẢNG 7. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY (lần 3)
Phương trình hồi quy bội được xác định như sau:
N = -0.429 + 0.351*X1’ + 0.244*X3’ + 0.262*X5’ + 0.201*X6’
Có 4 biến độc lập trong phương trình hồi quy bội có ảnh hưởng đáng kể đến biến phụ thuộc: X1' - Sư tương tác với bạn cùng lớp (SV’), X3’- Sự tương tác với người hướng dẫn (HD’), Đặc tính của buổi học E-learning (ĐT’) và Yếu tố về thiết bị kỹ thuật (TB’) (với Sig<0.05). Và các hệ số của các biến trong phương trình đều mang dấu dương, thể hiện 4 nhân tố đều tỷ lệ thuận với sự hài lòng cùa sinh viên, chấp nhận 4 giả thuyết trong tổng 6 giải thuyết đặt ra (đã loại biến X2’- hồi quy lần 1 Sig=0.195>0.05 không tương quan với biến N; loại biến X4’ – hồi quy lần 2 Sig=0.485>0.05 không tương quan với biến N). (Bảng 7)
1. Kết luận và giải pháp
Qua thời gian tiến hành khảo sat, chọn lọc dữ liệu và phân tích dữ liệu trên SPSS ta thấy có sự hài lòng của sinh viên đối với chất lượng của ví trả sau điện tử tại Đại học sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh được sắp xếp theo thứ tự giảm dần: Sự tương tác với bạn cùng lớp, Đặc tính của ví trả sau điện tử, sự phản hồi đối với xã hội và yếu tố mạng Internet và thiết bị di động.
Như vậy chúng ta có thể thấy, ví trả sau điện tử thật sự mang lại cho sinh viên khả năng tiện lợi và sự linh hoạt của nó, tuy nhiên, với 1 tỷ lệ cao mẫu đạt chuẩn thì ta có thể thấy rất nhiều bạn sinh viên đã rơi vào bẫy tín dụng của ví trả sau điện tử dưới hình thức khác nhau.
Dưới đây là mức lãi suất của 1 ứng dụng ví trả sau điện tử rất phổ biến từ năm 2020 đến nay.
Ta hãy chú ý đến dòng gạch chân.
Tuy nhiên khi ta sử dụng ứng dụng ví điện tử trả sau: thì ứng dụng sẽ luôn ưu tiên bằng ví trả sau của ứng dụng.
Điều này vô tình khiến chúng ta kích hoạt chức năng sử dụng ví trả sau của ứng dụng.
1 vài sinh viên khi không chú ý sẽ khiến chúng ta rơi vào vòng lặp cứ nợ, rồi trả hết nợ, rồi lại nợ tiếp tục. Đây chỉ là ví dụ nhỏ đối với ứng dụng có lãi suất và phí dịch vụ thấp nhất trong các loại hình ví trả sau điện tử, ngoài ra có rất nhiều loại hình tín dụng khiến chúng ta lao đao vì lãi cao, và bên cho vay lại có những hành vi thô lỗ, không đứng đắn đối với yêu cầu của chuẩn mực xã hội
Ví trả sau điện tử giúp chúng ta tiện lợi hơn trong cuộc sống nhưng nó vô tình khiến ta phụ thuộc vào nó khi chúng ta chi tiêu không hợp lý vào 1 khoảng thời gian nhất định, vì vậy giải pháp nhóm tác giả chúng em đưa ra là:
Nếu bạn quyết định không sử dụng ví trả sau điện tử (e-wallet), dưới đây là một số giải pháp bạn có thể thực hiện:
Sử dụng phương tiện thanh toán khác: Thay vì sử dụng ví trả sau điện tử, bạn có thể sử dụng tiền mặt, thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để thực hiện các giao dịch thanh toán.
Quản lý tài chính truyền thống: Hãy duy trì việc quản lý tài chính bằng cách giữ một sổ ghi chép hoặc sử dụng các ứng dụng quản lý tài chính truyền thống để theo dõi chi tiêu và thu nhập của bạn.
Tìm kiếm dịch vụ thanh toán thân thiện với bạn: Nếu bạn không muốn sử dụng ví trả sau điện tử vì lý do bảo mật hoặc riêng tư, hãy tìm kiếm các dịch vụ thanh toán khác mà bạn cảm thấy thoải mái và an tâm sử dụng.
Học cách quản lý tài chính của bản thân: Nếu bạn muốn giảm thiểu việc sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử, hãy học cách quản lý tiền mặt một cách hiệu quả. Điều này có thể bao gồm việc thiết lập ngân sách, giữ lại hóa đơn và biên lai chi tiêu, và tìm cách tiết kiệm tiền mỗi tháng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Halim, N. A., Salleh, S. M., Mustapa, S. N. S., Rozali, N., & Khairi, S. M. M. (2024). “From Instant Gratification to Long-Term Consequences: How Buy Now, Pay Later Influences Consumer Behavior and Financial Stability.” International Journal of Research and Innovation in Social Science.
- Juita, V., Pujani, V., Rahim, R., & Rahayu, R. (2023). Understanding Impulsive Buying Behaviour Among Buy Now Pay Later (BNPL) Users and its Implication for Overconsumption and The Environment. Management Analysis Journal.
- Kumar, S., & Nayak, J. (2024). Understanding the intricacies of risky indebtedness, impulse buying and perceived risk in buy-now-pay-later adoption. Asia Pacific Journal of Marketing and Logistics.
- Hidayat, H., Laini, A.S., Algista, S.D., & Juwitasary, H. (2024). Factors That Influence Customer Intention to Use Buy Now Pay Later (BNPL) in Indonesia. 2024 2nd International Conference on Software Engineering and Information Technology (ICoSEIT), 198-203.
- Chawla, D. and Joshi, H. (2019), "Consumer attitude and intention to adopt mobile wallet in India – An empirical study", International Journal of Bank Marketing, Vol. 37 No. 7, pp. 1590-1618.
- Chuchuen, C., Chanvarasuth, P., & Rittippant, N. (2022). Mobile payment (m-payment): an examination of factor influencing adoption in Thailand (Doctoral dissertation, Thammasat University).