Chân dung 'Vua đào hầm' Hồ Minh Hoàng- người yêu cầu cấp dưới tại Tập đoàn Đèo Cả phải là thạc sĩ, tiến sĩ

Hồng Lê

08/11/2023 17:48

Hồ Minh Hoàng không còn là một cái tên xa lạ trong giới doanh nhân, đặc biệt là lĩnh vực cầu đường. Ông “nhẵn mặt” với hàng loạt dự án đào hầm nghìn tỷ, đóng góp vai trò to lớn trong việc xây dựng, cải thiện hệ thống mạng lưới giao thông của đất nước. Mới đây "Vua đào hầm" Hồ Minh Hoàng yêu cầu 4-6 năm nữa, các phó chủ tịch tại Tập đoàn Đèo Cả phải là tiến sĩ, thành viên ban điều hành là thạc sĩ.

Ngày 7/11/2023, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Tập đoàn Đèo Cả Hồ Minh Hoàng đã ký công bố nghị quyết về việc giao nhiệm vụ học tập, nghiên cứu nâng cao học vi với nhân sự tham gia công tác quản lý, điều hành. Theo đó, nghị quyết yêu cầu các Phó chủ tịch HĐQT Đèo Cả (không gồm thành viên HĐQT độc lập) phải tham gia chương trình nghiên cứu sinh theo lĩnh vực được phân công và đến 31/12/2028 phải trở thành tiến sĩ.

Nghị quyết cũng yêu cầu ban điều hành tập đoàn, đơn vị thành viên, văn phòng HĐQT (gồm chánh/phó văn phòng, trợ lý, thư ký, chuyên tổng hợp) tham gia học tập chương trình cao học theo lĩnh vực chuyên môn được phân công đến 31/12/2026 phải là thạc sĩ.

Được biết Tập đoàn Đèo Cả hiện có 7 Phó chủ tịch đều đã là thạc sĩ về quản trị kinh doanh, xây dựng cầu đường. Còn Chủ tịch HĐQT Hồ Minh Hoàng, sinh năm 1971 là kỹ sư điện, thạc sĩ quản trị kinh doanh. Tại ban điều hành, Đèo Cả có 11 thành viên, trong đó 10 người là thạc sĩ, 1 người là tiến sĩ.

"Vua đào hầm" Hồ Minh Hoàng cho biết sẽ khen thưởng các cá nhân hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu đạt học vị tùy tình hình thực tế và kết quả. Ngược lại, HĐQT Tập đoàn Đèo Cả  cũng sẽ xem xét kỷ luật dưới các hình thức như bãi nhiệm, điều chuyển công việc với các cá nhân không hoàn thành việc nâng cao học vị.

Ông Hồ Minh Hoàng là ai?

Ông Hồ Minh Hoàng là người đứng đằng sau sự thành công của hàng loạt những dự án cầu đường nghìn tỷ. Ông sinh năm 1971 tại Bình Định nhưng học tập, lớn lên tại Phú Yên.

Được biết, gốc của ông bắt nguồn từ dòng Hồ Quỳnh Lưu ở Nghệ An. Gia đình của Hồ Minh Hoàng có ông và bà nội đều là liệt sĩ, bố ông còn là chiến sĩ biệt động Thành.

Hồ Minh Hoàng là ai?Ông Hồ Minh Hoàng 

Ông Hồ Minh Hoàng học trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật HCM, tốt nghiệp vào năm 1995. Ông sinh ra trong gia đình khá giả, không cần lo nghĩ tiền bạc nên luôn ôm giấc mơ trở thành nhà giáo. Nhưng chúng nhanh chóng tiêu tan khi hợp tác xã do cha ông quản lý, Hải Thạch đang đứng trước nguy cơ bị phá sản. Lúc này, Hồ Minh Hoàng buộc phải chọn kinh doanh.

Bằng tài năng xuất chúng, Minh Hoàng đã thành công đưa một hợp tác xã đang gánh nợ phát triển lên công ty. Không chỉ vậy, ông cũng đứng ra thực hiện nhiều dự án lớn, mang tính đóng góp khổng lồ cho tỉnh Phú Yên. Một Hồ Minh Hoàng trẻ tuổi khi ấy, luôn được kính trọng bởi thái độ kính nghiệp và sự hết mình vì quê hương, con người.

Xưng danh “vua đào hầm” với dự án Đèo Cả quy mô khủng

Xuất phát điểm với nhiều khó khăn, chẳng ai nghĩ danh xưng “Vua đào hầm” sẽ dành cho Hồ Minh Hoàng. Ban đầu, ông trở thành một nhà thầu nhỏ góp mặt trong dự án cầu Phú Mỹ. Từ kinh nghiệm thực tế, Minh Hoàng bắt đầu nhìn xa hơn và nghĩ đến tương lai quê hương Phú Yên của mình. Để rồi, đây trở thành khởi nguồn cho những dự án nghìn tỷ sau này.

Xưng danh “vua đào hầm” với dự án Đèo Cả quy mô khủngXưng danh “vua đào hầm” với dự án Đèo Cả quy mô khủng

Hồ Minh Hoàng với ý tưởng táo bạo về huyết mạch thông suốt miền Trung với Tây Nguyên

Đèo Cả từ lâu đã nổi tiếng là một con đèo hiểm trở bậc nhất nước ta, dài khoảng 12km. Con đèo này nằm giáp Phú Yên và Khánh Hòa, đồng thời cắt ngang qua núi Đại Lãnh. So với những đèo khác, Đèo Cả không dài, nhưng hiểu trở vì độ dốc và các khúc cua. Đây cũng là nơi xảy ra nhiều tai nạn xe thương tâm, nhất là những chuyến xe khách đông người.

Sau khi tham gia vào dự án cầu Phú Mỹ, Hồ Minh Hoàng mang trong mình một khát vọng xây dựng huyết mạch thông miền Trung với Tây Nguyên. Mong muốn trước mắt, ông muốn đem lại những giá trị vận tải đến cho Phú Yên. Rộng lớn hơn, đây sẽ tuyến đường trọng điểm có ý nghĩa to lớn với mạng lưới giao thông của đất nước sau này.

Hồ Minh Hoàng với ý tưởng táo bạo về huyết mạch thông suốt miền Trung với Tây NguyênHồ Minh Hoàng với ý tưởng táo bạo về huyết mạch thông suốt miền Trung với Tây Nguyên

Một mình ông Hồ Minh Hoàng khi ấy là không đủ sức để thực hiện dự án lớn này. Nhất là khi ý tưởng táo bạo của ông vẫn còn vấp phải rất nhiều sự nghi ngờ. Chưa kể, đây không phải là một dự án đơn giản. Chúng thậm chí còn có tính rủi ro cao và dễ để lại hậu quả không lường trước được nếu như thất bại.

Áp lực đè nặng khi các nhà đầu tư lần lượt rút vốn

Sau khi kêu gọi đầu tư, Công ty CP Đèo Cả đã thu hút được nhiều nhà đầu tư tiềm năng. Tiêu biểu có thể kể đến như Tổng CT XD Hà Nội, Mai Linh, Tây Nguyên, Hải Thạch và Á Châu. Lúc bấy giờ, ông Hồ Minh Hoàng được tín nhiệm giữ chức vụ Tổng giám đốc.

Vậy nhưng sau khi có được sự chấp thuận của Bộ Giao thông vận tải, vấn đề tài chính của dự án lại càng khó khăn hơn. Nhận thấy không thể cáng đáng, nhiều nhà đầu tư đã rút vốn ngay cả trước khi dự án khởi động. Vậy nên mọi áp lực lúc này đều đè nặng trên vai người đại diện là ông Minh Hoàng. Để tiếp tục, dự án buộc phải vay vốn từ Vietinbank.

Áp lực đè nặng lên Minh Hoàng khi các nhà đầu tư lần lượt rút vốnÁp lực đè nặng lên Minh Hoàng khi các nhà đầu tư lần lượt rút vốn

Đèo Cả hoàn thành và những phát triển vượt xa khỏi dự tính

Ấp ủ từ lâu và đến cuối năm, dự án Đèo Cả mới chính thực được thông qua với số vốn đầu tư kêu gọi là gần 16 nghìn tỷ đồng vào năm 2012. Theo kế hoạch, dự án hầm được triển hai với hai ống song song, tương ứng với mỗi ống là một chiều di chuyển. Tốc độ các phương tiện khi lưu thông qua hầm được xác định dự kiến là 80km/h.

Trước đó, “kiểu mẫu” đường hầm xuyên núi tại Việt Nam chỉ mới có dự án Hầm Hải Vân, được thực hiện bởi các kỹ sư đến từ Nhật Bản với vận tốc max của các phương tiện là 70km/h. Vậy nên với Đèo Cả, dù trông chờ nhưng không nhiều người có kỳ vọng quá lớn. Thậm chí đi cùng với đó là những lo lắng về các rủi ro đang trực chờ.

Đèo Cả hoàn thành và phát triển vượt xa khỏi dự tínhĐèo Cả hoàn thành và phát triển vượt xa khỏi dự tính

Đến năm 2017, dự án đường hầm Đèo Cả chính thức thông qua sau nhiều khó khăn. Thậm chí, thời gian hoàn thành còn trước dự kiến tới 4 tháng. Số chi phí đầu tư tiết kiệm được với mức ban đầu lên đến 4000 tỷ đồng. Nhờ vậy Hồ Minh Hoàng triển khai thêm hầm hầm Cù Mông, hoàn thành trước 3 tháng, không đội vốn.

Danh xưng “Vua đào hầm” của Hồ Minh Hoàng cũng bắt nguồn từ đây và lan xa đến mãi sau này. Thuận đà từ dự án Đèo Cả quá thành công, ông trở thành cái tên cốt cán và nắm trong tay nhiều dự án lớn với giá trị đầu tư chạm mức trăm nghìn tỷ đồng.

Hồ Minh Hoàng nắm trong tay 7 dự án trọng điểm trị giá cả trăm nghìn tỷ đồng

Sự thành công của dự án đường hầm Đèo Cả đã giúp thời gian di chuyển của các tài xế từ 40 phút xuống chỉ còn 10 phút. Đặc biệt, suốt tuyến đường di chuyển cũng an toàn, giảm nguy cơ xảy ra những rủi ro, sự cố di chuyển hơn. Các tuyến đường kết nối giữa nhiều khu vực, điển hình là Phú Yên, Khánh Hòa hay đường di chuyển Bắc Nam đã thuận tiện hơn nhiều.

Hồ Minh Hoàng nắm trong tay 7 dự án trọng điểm trị giá cả trăm nghìn tỷ đồngHồ Minh Hoàng nắm trong tay 7 dự án trọng điểm trị giá cả trăm nghìn tỷ đồng

Là người đứng đầu của Công ty CP Đèo Cả, Hồ Minh Hoàng tạo dựng được sự uy tín lớn với các nhà đầu tư. Sau dự án, ông cùng Đèo Cả đã trực tiếp tham gia 7 dự án hạ tầng giao thông trọng điểm khác. Theo ước tính, tổng giá trị đầu tư của những dự án này lên tới hơn 80 nghìn tỷ đồng và có khoảng 20 nghìn tỷ là vay từ ngân hàng. 

Cụ thể, 7 dự án đã và đang được Hồ Minh Hoàng cầm trịch hiện nay bao gồm Cao tốc giữa Trung Lương – Mỹ Thuận, hầm Cù Mông, nới rộng hầm Hải Vân, cao tốc đi Đồng Đăng – Trà Lĩnh, cao tốc đi Bắc Giang – Lạng Sơn, cao tốc đi Hữu Nghị – Chi Lăng, hầm Phước Tượng, nới rộng quốc lộ 1A, …

Tập đoàn Đèo Cả có 20 công ty thành viên, chia thành 5 khối ngành nghề như đầu tư, dự án, sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đầu tư nước ngoài. Doanh nghiệp có hơn 6.000 cán bộ, nhân viên.

Đèo Cả được mệnh danh là "Vua hầm" khi một thập kỷ qua đã xây dựng hơn 22 km hầm đường bộ, cùng với đó là 275 km đường cao tốc, quốc lộ, 6 cây cầu lớn và quản lý 15 trạm thu phí, với tổng mức đầu tư 100.000 tỷ đồng. Hiện nay, Đèo Cả cũng đang tham gia vào các công trình giao thông quan trọng khác như một số gói thầu của dự án cao tốc Bắc - Nam.

Theo báo cáo tài chính bán niên 2023 của Tập đoàn Đèo Cả ghi nhận tổng tài sản tăng khoảng 4,8% so với thời điểm đầu năm, lên 43.778 tỷ đồng, tương ứng khoảng 1,8 tỷ USD. Trong số tài sản của Tập đoàn, lượng hàng tồn kho chỉ gần 1.200 tỷ đồng. Tài sản dài hạn 37.289 tỷ đồng, chiếm trên 85% tổng tài sản.

Tổng nợ phải trả 31.236 tỷ đồng, tăng 4,8% so với thời điểm đầu năm, tương ứng khoảng 1,3 tỷ USD. Trong số tổng nợ phải trả ghi nhận dư vay nợ thuê tài chính ngắn hạn 1.589 tỷ đồng, tăng 382 tỷ đồng so với đầu năm; dư vay nợ thuê tài chính dài hạn 19.724 tỷ đồng, giảm 447 tỷ đồng so với đầu kỳ.

Gánh nặng nợ vay cũng bào mòn lợi nhuận. BCTC năm 2022 ghi nhận doanh thu thuần cả năm đạt 4.184 tỷ đồng, tăng 8,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 2% lên gần 419 tỷ đồng.

Còn 6 tháng đầu năm 2023 doanh thu Tập đoàn Đèo Cả đạt 1.919 tỷ đồng, giảm 2,6% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế tăng 19% lên 307 tỷ đồng. Lãi hàng trăm tỷ, song so với quy mô vốn chủ sở hữu của Tập đoàn Đèo Cả, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đạt 10,67% vào năm 2022 và ở mức 6,61% trong nửa đầu năm 2023.

Nguyên nhân chính khiến tình trạng nợ của tập đoàn Đèo Cả lớn như vậy là do gánh nặng chi phí lãi vay. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm 2023, tập đoàn này đã phải chi tận 360 tỷ đồng trả để trả lãi vay tăng 32 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Trong các khoản nợ phải trả, có đến 200 tỷ đồng trái phiếu, đây là lô trái phiếu được huy động để tài trợ cho dự án xây dựng đoạn Cam Lâm – Vĩnh Hảo và sẽ đáo hạn vào tháng 10/2024.

Hiện nay, chủ nợ lớn nhất của Tập đoàn Đèo Cả chính là Ngân hàng Công thương (Vietinbank – mã chứng khoán CTG) với số dư nợ lên đến 18.351 tỷ đồng.

Hồng Lê