Xe Hino của nước nào?
Hino là tên gọi tắt của Hino Motors - công ty chuyên sản xuất, kinh doanh xe tải, xe bus và các loại xe sử dụng động cơ diesel. Đây cũng chính là công ty con, đồng thời là một trong 16 công ty thành viên lớn của Toyota Motor Corporation. Trụ sở chính của Hino Motors đặt tại Hino-shi, Tokyo, Nhật Bản.
Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, thương hiệu Hino hiện nay đã có mặt ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tháng 6/1996, Tập đoàn Sumitomo Nhật Bản và Tổng Công ty Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam đã liên doanh hợp tác, thành lập ra Công ty Liên doanh TNHH Hino Motors Việt Nam, đặt trụ sở chính tại phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Phía công ty tại Nhật Bản sẽ chịu trách nhiệm về công nghệ sản xuất các linh kiện còn Hino Việt Nam sẽ trực tiếp lắp ráp và phân phối ra thị trường nước ta. Hiện nay, hãng xe Nhật còn cung cấp thêm cả các mẫu xe được nhập khẩu nguyên chiếc để đáp ứng được đa số nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng.
Như vậy có thể thấy, Hino là sản phẩm xe tải của thương hiệu Toyota vốn được rất nhiều khách hàng yêu thích, tin dùng rất nhiều nhờ tính bền bỉ, giữ giá tốt. Những chiếc xe Hino được lắp ráp tại Việt Nam được xem là sản phẩm của liên doanh hai công ty nhưng thương hiệu vẫn của Nhật Bản.
Lịch sử hình thành và phát triển của thương hiệu xe Hino
Hino Motors tiền thân là Tokyo Gas Industry Company bắt đầu được thành lập năm 1910, cạnh tranh với đối thủ Tokyo Gas Industry. Chỉ sau hai năm, công ty này đã bị Tokyo Gas Industry đánh bại. Sau đó dần chuyển sang lĩnh vực điện tử, đồng thời đổi tên thành Tokyo Gas and Electric Industry (TG&E), tên viết tắt là Gasuden.
Năm 1917, TG&E cho ra mắt mẫu xe tải đầu tiên lấy tên là TGE "A-Type". Đến năm 1937, bộ phận sản xuất ô tô của TG&E được sáp nhập với Automobile Industry Company và Kyodo Kokusan K.K., lấy tên gọi là Tokyo Automobile Industry Company.
Kể từ đó, TG&E chính thức trở thành một trong những cổ đông của công ty này. Bốn năm sau công ty tiếp tục đổi tên thành Diesel Motor Industry Company, sau này là Isuzu Motors Limited.
Năm 1942, Hino Heavy Industry Company bất ngờ rút khỏi công ty Diesel Motor Industry và trở thành công ty độc lập. Từ đó, Hino xuất hiện và nhanh chóng gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Công ty này quyết định cho thêm chữ Diesel vào tên gọi của mình thành Hino Diesel Industry Company năm 1948.
Năm 1953, Hino xin giấy phép sản xuất xe của Renaults, chính thức gia nhập thị trường ô tô trên thế giới. Chiếc Contessa 900 sedan là sản phẩm đầu tay của riêng thương hiệu Hino. Tuy nhiên, sự nghiệp sản xuất xe hơi của Hino lại nhanh chóng dừng lại vào năm 1967 khi công ty này gia nhập tập đoàn Toyota, chuyển sang sản xuất xe tải.
Cuối thập niên 70, xe tải Hino được lắp ráp tại Cộng hòa Ireland và lập nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại các quốc gia như Mỹ, Bỉ, Pakistan, Indonesia, Philippines, Australia,…Cho đến nay, thương hiệu xe Hino đã phủ sóng tại hơn 140 quốc gia trên toàn thế giới.
Còn tại Việt Nam, tính đến nay Hino Motors Vietnam (HMV) đã có lịch sử hoạt động cũng được hơn 20 năm. Hiện nay hệ thống đại lý của Hino đã có mặt trên toàn quốc, giúp khách hàng dễ dàng sở hữu xe và sử dụng các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng thuận tiện nhất.
Các mẫu xe Hino đang bán tại Việt Nam
Ảnh: Internet
Đào Nhàn