Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa

ThS. Trương Minh Tường

11/04/2025 11:09

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất cả nước, mỗi năm cung cấp hàng chục triệu tấn lúa gạo. Tuy nhiên, canh tác lúa thâm canh đang gặp một thách thức lớn: rơm rạ sau thu hoạch tồn đọng trên đồng ruộng, vùi lấp xuống chưa kịp phân hủy gây hiện tượng “ngộ độc hữu cơ” cho vụ lúa kế tiếp. Nhiều nông dân phải đốt rơm rạ để xử lý, nhưng cách làm này vừa lãng phí nguồn hữu cơ quý giá, vừa gây ô nhiễm môi trường. Vậy làm thế nào để biến lượng rơm rạ khổng lồ thành dinh dưỡng cho đất và cây lúa, thay vì để chúng trở thành mối nguy hại?

Khó khăn canh tác lúa 2- 3 vụ và vấn nạn rơm rạ

Mỗi năm, ĐBSCL sản xuất ra khoảng 24-25 triệu tấn lúa, tạo ra khối lượng rơm rạ khổng lồ (26 - 27 triệu tấn), trong đó có đến 70% được đốt hoặc cày vùi ngay tại ruộng. Canh tác 2- 3 vụ lúa/năm liên tiếp khiến rơm rạ không kịp phân hủy hết do thời gian nghỉ giữa vụ quá ngắn, dẫn đến hiện tượng ngộ độc hữu cơ ở đầu vụ sau, nhất là vùng đất phèn. Lúa mới gieo trên đất bị ngộ độc hữu cơ thường vàng lá, rễ kém phát triển, sinh trưởng trì trệ và năng suất sụt giảm rõ rệt.

Trong khâu xử lý tàn dư, đốt rơm rạ trên đồng ruộng gây ô nhiễm khói bụi, còn cày vùi rơm rạ vào đất ngập nước mà không qua xử lý sẽ sinh ra khí độc và phát thải nhiều khí nhà kính như methane (CH₄). Đã đến lúc cần giải pháp quản lý rơm rạ theo hướng nông nghiệp tuần hoàn: biến rơm rạ thành phân bón hữu ích thay vì đốt bỏ, qua đó giảm ô nhiễm môi trường, giảm phát thải khí nhà kính và đồng thời tăng hiệu quả kinh tế cho người trồng lúa.

picture1-1744344271.png
Nông dân đốt đồng sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không xử lý gây ngộ độc hữu cơ.

Đầu Trâu Bio-Canxi – Giải pháp đột phá xử lý rơm rạ

Trước bài toán trên, Công ty CP Phân bón Bình Điền đã nghiên cứu và đưa ra sản phẩm phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi – giải pháp xử lý rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Phân bón Bio-Canxi có hàm lượng canxi (Ca) cao và bổ sung các vi sinh vật đặc biệt có khả năng phân hủy mạnh chất hữu cơ. Canxi giúp cải thiện môi trường đất, nâng pH đất lên mức phù hợp hơn, trong khi hệ vi sinh vật sẽ phân hủy nhanh chất xơ trong rơm rạ, phân giải các chất khó tiêu và giải phóng dinh dưỡng cho cây trồng.

Cách sử dụng phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi rất đơn giản và phù hợp với lịch làm đất giữa hai vụ lúa. Ngay sau thu hoạch lúa, tiến hành bón lót khoảng 150 kg/ha Đầu Trâu Bio-Canxi trên ruộng (trước khi gieo sạ vụ mới khoảng 10-15 ngày). Bà con rải đều phân trên mặt ruộng có rơm rạ cắt ngắn và giữ ẩm để vi sinh vật hoạt động phân hủy rơm. Sau khoảng 1-2 tuần xử lý, tiến hành cày trục đất và gieo sạ lúa như bình thường.

picture2-1744344327.png
Nông dân đốt đồng sau khi thu hoạch lúa, rơm rạ không xử lý gây ngộ độc hữu cơ.

Hiệu quả vượt trội qua kết quả thử nghiệm

Nhằm kiểm chứng hiệu quả của phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi, nhóm nghiên cứu đã triển khai mô hình tại các vùng lúa 3 vụ và có pH thấp trọng vụ Hè Thu và Thu Đông năm 2024 tại Tháp Mười (Đồng Tháp), Châu Thành A (Hậu Giang) và Thoại Sơn (An Giang). Các ruộng đối chứng áp dụng tập quán canh tác cũ (không xử lý rơm rạ, chỉ bón phân hóa học thông thường); ruộng thứ 2 áp dụng chế phẩm Trichoderma (5 kg/ha) để xử lý rơm; và ruộng thứ 3 áp dụng Đầu Trâu Bio-Canxi (150 kg/ha). Các ruộng kết hợp phân NPK chuyên dùng Đầu Trâu Bio Lúa 1 và Đầu Trâu Bio Lúa 2. Kết quả cho thấy ruộng sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi cho hiệu quả vượt trội toàn diện so với cả ruộng đối chứng và ruộng dùng Trichoderma. Cụ thể, Đầu Trâu Bio-Canxi đã đẩy nhanh tốc độ phân hủy rơm rạ: chỉ sau thời gian ngắn xử lý, lượng xác rơm còn lại trên ruộng có dùng Đầu Trâu Bio-Canxi giảm hơn 50% so với ruộng không dùng chế phẩm, đồng thời độ pH đất tăng gần 1 đơn vị so với đối chứng. Nhờ đất không còn hiện tượng ngộ độc hữu cơ, lúa trên ruộng có Đầu Trâu Bio-Canxi sinh trưởng khỏe, ít bị vàng lá và bộ rễ ăn sâu hơn hẳn so với ruộng không xử lý.

Đáng phấn khởi nhất là năng suất lúa tăng vọt trên ruộng áp dụng Đầu Trâu Bio-Canxi. Thực tế cho thấy ruộng có sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi cho năng suất cao vượt trội. Cụ thể, năng suất lúa trên ruộng có xử lý rơm rạ bằng Đầu Trâu Bio-Canxi tăng thêm gần 1 tấn/ha so với ruộng đối chứng không xử lý rơm rạ, và cao hơn khoảng 0,2–0,3 tấn/ha so với ruộng xử lý Trichoderma.

picture3-1744344362.png
Thử nghiệm phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi tại Đồng Tháp.

Lợi ích lâu dài về môi trường và kinh tế

Đầu Trâu Bio-Canxi giúp loại bỏ việc đốt rơm rạ, qua đó giảm thiểu ô nhiễm khói bụi tại khu vực nông thôn. Đồng thời, rơm rạ được phân hủy hoàn toàn trong đất sẽ hạn chế phát thải khí nhà kính (như khí methane) so với cách làm cũ. Đầu Trâu Bio-Canxi góp phần đưa canh tác lúa ĐBSCL tiến tới nông nghiệp xanh với lượng phát thải thấp.

Đầu Trâu Bio-Canxi còn giúp tái sử dụng phụ phẩm rơm rạ ngay trên đồng ruộng. Toàn bộ dinh dưỡng trong rơm được trả lại cho đất, làm đất ngày càng giàu mùn hữu cơ và phì nhiêu hơn sau mỗi vụ. Nhờ đất tốt hơn, bà con có thể giảm lượng phân hóa học cần bón mà lúa vẫn phát triển tốt, từ đó tiết kiệm chi phí sản xuất. Có thể nói, Đầu Trâu Bio-Canxi tạo nên mô hình canh tác hài hòa với tự nhiên, hướng tới nền nông nghiệp bền vững.

picture4-1744344409.png
Sử dụng Đầu Trâu Bio-Canxi giúp cây lúa cứng khoẻ và đạt năng suất cao.

Mạnh dạn áp dụng để thấy hiệu quả

Từ những kết quả nổi bật của mô hình ứng dụng Đầu Trâu Bio-Canxi tại Đồng Tháp, Hậu Giang, An Giang, có thể khẳng định Đầu Trâu Bio-Canxi là một giải pháp đột phá, hiệu quả cho bài toán xử lý rơm rạ trong canh tác lúa thâm canh hiện nay. Sản phẩm này đã được kiểm chứng giúp giải quyết triệt để ngộ độc hữu cơ, đồng thời cải tạo đất lúa bị chua phèn, giúp cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ. Bà con nông dân hoàn toàn có thể yên tâm về hiệu quả của Đầu Trâu Bio-Canxi và nên mạnh dạn áp dụng trên ruộng nhà mình.

anh-chup-man-hinh-2025-04-11-luc-111434-sa-1744344464.png
Phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi giải pháp tối ưu giúp tăng pH đất và phân huỷ nhanh rơm rạ.

Hãy biến những phụ phẩm tưởng chừng bỏ đi như rơm rạ thành “vàng” cho đồng ruộng, góp phần xây dựng nền nông nghiệp xanh, bền vững và thu về những mùa vàng bội thu với sự đồng hành của Bio-Canxi.

 

 

 

 

ThS. Trương Minh Tường
Bạn đang đọc bài viết "Trả dinh dưỡng lại cho đất lúa" tại chuyên mục Thực tiễn Quản lý.