Thủy thủ tàu chở hàng mắc kẹt trên biển

minhtam

02/07/2020 08:21

Một cuộc khủng hoàng thuyền viên đang diễn ra.

Khi bạn đọc điều này, hơn 60.000 tàu chở hàng đang ở trên biển, đầy những chiếc iPhone từ Trung Quốc, váy từ Bangladesh, thịt bò từ Argentina, dầu từ vùng Vịnh và nhiều, nhiều hơn nữa. Ngành hàng hải thường tự hào phụ trách 90% hàng hóa thương mại toàn cầu. Đúng là như vậy, tàu biển như hệ thống tuần hoàn và 1,2 triệu thủy thủ là huyết mạch của nền thương mại toàn cầu. Vận tải đường biển cho phép các quốc gia biến lợi thế so sánh thành sự giàu có. Nếu hệ thống này dừng lại, phần lớn nhân loại sẽ bắt đầu chết đói hoặc đóng băng.

Trong suốt đại dịch, các thủy thủ vẫn tiếp tục làm việc. Nhưng họ đã bị mắc kẹt trên tàu. Trong một tuần bình thường, khoảng 50.000 thủy thủ kết thúc hành trình và được lên bờ nghỉ ngơi. Virus đã làm ngừng quá trình ấy về gần như không. Hơn 250.000 thủy thủ bị mắc kẹt trên biển, mặc dù họ đã kết thúc hợp đồng (thường kéo dài từ ba đến chín tháng) ít nhất một tháng. Mỗi ngày tổng số người mắc kẹt lại tăng lên và một công việc thiết yếu bắt đầu giống như những lao động đang nghỉ hưởng bảo hiểm.

Hầu hết các thủy thủ đến từ các nước đang phát triển, đặc biệt là Ấn Độ, Indonesia và Philippines. Họ bắt đầu và kết thúc hợp đồng ở bất kỳ cảng nào mà lịch trình vận tải quy định. Các công ty phụ trách sẽ đưa các thủy thủ khỏi cảng và cập bến. Hầu hết các chuyến bay thương mại đã được nối trong nhiều tháng. Người quản lý có thể thuê nguyên chuyến để chở các thủy thủ nhưng vẫn gặp trở ngại khi nhiều quốc gia từ chối nhập cảnh nếu đó không phải là công dân của họ. Các thủy thủ bị cấm rời khỏi tàu và bị cấm nhập cảnh vào đất liền.

Các chính phủ có thể được tha thứ cho sự bỏ bê trong những ngày đầu đại dịch. Khi đó, có nhiều thứ khác để lo lắng. Nhưng các biện pháp hạn chế đã kéo dài và giờ đây các thủy thủ có quyền cảm thấy cay đắng. Sau khi bị nhốt trong nhiều tháng, không thấy ai ngoài các hoa tiêu và nhân viên cảng, thủy thủ là một trong số những người ít có khả năng phát tán virus nhất thế giới. Họ biết rằng họ đang bị bỏ qua vì đơn giản có thể làm vậy. Những người lái xe tải nhanh chóng được xếp vào đội ngũ những công nhân không thể thiếu khi hàng hóa không thể qua biên giới nếu thiếu người lái. Không may cho các thủy thủ, hàng hóa của họ vẫn được vận tải và dỡ xuống dù họ ở trên tàu.

Vào ngày 16.6, một thỏa thuận toàn ngành cho phép gia hạn khẩn cấp các hợp đồng lao động đã hết hạn. Trừ khi lịch trình đổi người làm việc trên tàu (crew-changes) được nối lại, nếu không, các hợp đồng bảo hiểm có thể khiến cả ngành công nghiệp "đau đầu".

Nhưng chính các chính phủ, không phải chủ tàu hay quản lý đội tàu, phải là những người giải quyết vấn đề. Tháng trước, Tổ chức Hàng hải Quốc tế, một chi nhánh của Liên hiệp quốc, đã công bố một giao ước cho những thay đổi về lịch trình đổi người làm việc trên tàu trong đại dịch. Hầu như không có quốc gia nào hoàn thành được vòng tròn đổi người này. Bước quan trọng nhất là phân loại thủy thủ là những công nhân thiết yếu, do đó cho phép họ vượt qua biên giới và đi đến và đi từ các cảng trong thời gian lệnh đóng cửa. Các cảng và sân bay cần có các cơ sở và chỗ ở để xét nghiệm và kiểm dịch cho các thủy thủ. Trong thời gian bình thường, tất cả điều này có vẻ khó chịu. Nhưng thế giới có COVID-19 là nơi mà đến các thợ làm tóc cũng phải khử trùng kéo giữa những lần cắt to và văn phòng phân bổ bàn làm việc theo một giới hạn để duy trì sự giãn cách xã hội. Ngành vận tải cũng cần phải thích ứng với những thực tế mới này.

Không được quên bàn tay vô hình trong thương mại toàn cầu. Khi công việc của các thủy thủ hoàn thành, họ xứng đáng được về nhà.

Theo Economist

minhtam
Bạn đang đọc bài viết "Thủy thủ tàu chở hàng mắc kẹt trên biển" tại chuyên mục Khoa học quản lý.