Phân biệt các vạch kẻ đường phân chia các làn xe chạy cùng chiều
1. Vạch 2.1: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.
Quy cách: Vạch 2.1 là vạch đơn, đứt nét, màu trắng.
2. Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch đơn, liền nét.
Vạch 2.2.
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.
Quy cách: Vạch 2.2 là vạch đơn, liền nét, màu trắng, bề rộng vạch 15 cm.
Có thể bạn quan tâm: Lỗi ô tô đè vạch liền trên đường 2 chiều bị phạt nặng từ năm 2020
3. Vạch 2.3: Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên
Hình G.12 - Minh họa bố trí vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt.
Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.
Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.
Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.
Quy cách:
- Vạch 2.3 dạng nét đứt cũng được dùng để xác định phạm vi làn đường dành riêng hoặc ưu tiên ở vị trí đầu hoặc cuối làn đường.
- Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc ưu tiên được sử dụng đi kèm với chữ viết biểu thị loại xe được dành riêng hoặc ưu tiên hoặc có thể đi kèm với ký hiệu chỉ loại xe được phép sử dụng làn đường.
- Vạch giới hạn làn đường dành riêng hoặc ưu tiên được kẻ từ chỗ bắt đầu bố trí làn đường dành riêng hoặc ưu tiên.
Xem thêm: Quy chuẩn mới: Các loại biển cấm tốc độ, cấm vượt, rẽ, đỗ, dừng mà tài xế cần biết
4. Vạch 2.4: Vạch phân chia các làn xe cùng chiều, dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.
Vạch 2.4.
Quy cách: Gồm Vạch 2.1 kết hợp với Vạch 2.2.
Không tuân thủ vạch kẻ đường, làn đường bị phạt bao nhiêu từ năm 2020?
Theo tin tức pháp luật, Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ ghi rõ:
- Đối với xe ô tô: Phạt từ 200.000 đến 400.000 đồng với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường và phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng với lỗi đi sai làn đường.
- Đối với xe máy: Phạt từ 100.000 đến 200.000 đồng với lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường và phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng với lỗi đi sai làn đường.
(Nguồn ảnh: Internet)