Tìm hiểu nguyên do khiến nhân viên rời đi
Có rất nhiều lý do khiến nhân viên quyết định nghỉ việc. Chẳng hạn, họ cảm thấy không được đối xử công bằng hoặc công ty đối thủ chịu chi trả lương cao hơn. Thông tin này sẽ thu được qua các cuộc phỏng vấn thôi việc và trò chuyện trung thực với nhân viên hiện tại.
Để không rơi vào thế bị động, doanh nghiệp nên có phương án dự phòng chủ động giữ chân nhân tài. Theo đó, nhà quản lý có thể thực hiện các buổi khảo sát về mức độ tương tác giữa nhân viên với doanh nghiệp để đo lường tình cảm của nhân viên.
Đánh giá lại năng lực của người quản lý
Bên cạnh tính chất công việc, người quản lý cũng có thể là mấu chốt của vấn đề khiến nhân viên nghỉ việc. Hãy đo lường số lượng nhân viên nghỉ việc qua nhà quản lý của họ, bởi vì năng lực quản lý yếu kém sẽ đình trệ mọi nỗ lực của doanh nghiệp trong việc thu hút và giữ lại nhân tài.
Công nhận sự cống hiến của nhân viên
Bản thân nhân viên giỏi luôn muốn nhận được sự công nhận cho những gì họ đã đóng góp cho tổ chức. Đưa ra những phần thưởng xứng đáng với những biểu hiện xuất sắc; điều này sẽ mang lại cho nhân viên cơ hội được tỏa sáng khi làm tốt công việc.
Lời cảm ơn, lời khen, giải thưởng nhân viên xuất sắc, giấy chứng nhận,… là một số ví dụ về hình thức công nhận năng lực của nhân viên. Và tất nhiên là sự công nhận tích cực sẽ giúp tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả cao.
Trao quyền cho nhân viên
Không nhân sự nào thích cảm giác bị bó buộc, giám sát quá mức khi làm việc vì điều này rất dễ tạo ra căng thẳng và áp lực. Ngược lại, khi nhân viên có được sự tự chủ trong công việc và có tiếng nói trong tổ chức, họ sẽ cảm thấy có trách nhiệm và gắn bó hơn với công ty.
Hãy trao cho nhân viên quyền hạn, không gian và tài nguyên để hoàn thành công việc và cho họ quyền được đóng góp ý kiến trong những cuộc họp của công ty. Khi ở thế chủ động, họ sẽ cảm thấy hài lòng với tổ chức và công việc, khả năng cam kết nhờ đó cũng được củng cố và nâng cao.
Đưa ra mức lương cạnh tranh
Vấn đề lương bổng vẫn là chủ đề nhạy cảm gây nhiều tranh cãi mỗi khi được đề cập trong lý do nghỉ việc của nhân viên. Tuy nhiên không để phủ nhận sức nặng của đồng tiền đối với việc giữ chân người lao động. Bởi lẽ khi đã đóng góp và tạo ra giá trị cho công ty thì họ cũng muốn nhận lại những giá trị mà mình xứng đáng có được. Vậy nên xây dựng một cơ chế lương cạnh tranh và minh bạch là vô cùng cần thiết nếu muốn giữ chân nhân viên giỏi.
Bạn có thể áp dụng các cơ chế trả lương phù hợp với khả năng của nhân viên bằng công thức lương 3P. Đó là trả lương theo Vị trí (Position), Năng lực (Person) và Hiệu suất làm việc (Performance)
Ngoài ra cũng cần chú trọng việc review lương định kỳ cho nhân viên để họ có thêm lý do ở lại làm việc và cống hiến cho tổ chức.
Gắn kết công việc của nhân viên với mục tiêu chung
Không có gì ngạc nhiên khi 93% nhân viên không thể gắn kết công việc hàng ngày của họ với các mục tiêu chung của tổ chức. Khi không nhìn thấy sự tương đồng với doanh nghiệp, nhân viên dễ chán nản, gây ảnh hưởng đến năng suất làm việc. Để kết nối sự đồng điệu giữa nhân viên với doanh nghiệp, nhà quản lý nên thiết lập mục tiêu bằng cách sử dụng phương pháp OKR hoặc phần mềm quản lý mục tiêu hoặc cả hai.
Mang cơ hội học tập, nâng cao kiến thức
Tiếp cận với các cơ hội phát triển là một trong những lý do hàng đầu khiến nhân sự rời bỏ công việc đang làm, đặc biệt là những nhân viên cầu tiến. Năm 2018, 61% người tìm việc xếp hạng sự phát triển nghề nghiệp là quan trọng nhất khi tìm kiếm cơ hội mới.
Bởi vậy, muốn giữ chân nhân viên giỏi, doanh nghiệp phải tạo điều kiện để họ học tập, phát triển và tiếp cận những điều mới. Khi được trao cơ hội để phát triển các kỹ năng mới, những nhân viên chất lượng sẽ nhanh chóng chớp lấy.
Xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh
Đặt nhân viên giỏi trong môi trường cạnh tranh với những nhân viên giỏi khác cũng là một nghệ thuật giữ chân nhân tài. Lúc đó, năng suất làm việc của họ sẽ ngày càng tăng lên. Việc tạo điều kiện cho họ gặp các đối thủ “cạnh tranh”, góp phần tạo ra động lực thôi thúc họ cố gắng nỗ lực để không bị bỏ lại phía sau và có ý định tìm kiếm môi trường làm việc khác tiềm năng hơn.
Thu hút và giữ chân nhân viên giỏi có thể tốn thời gian, nỗ lực và tiền bạc. Bằng việc áp dụng những biện pháp trên, các doanh nghiệp có thể tránh được những nguyên nhân khiến nhân viên chán nản, chứng minh cho họ thấy rằng họ không có lý do gì để ra đi và giữ lại những nhân sự mẫn cán đối với thành công của tổ chức.