1. Giải thích vấn đề
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công nhận “hội chứng cháy sạch” (burnout), kiệt sức hay căng thẳng tại nơi làm việc là một hiện tượng nghề nghiệp toàn cầu.
Như đã giải thích trong “Mind the Workplace” – một cuộc khảo sát của Mental Health America. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng:
“Khả năng trải nghiệm sự hài lòng trong cuộc sống của một người, có tương quan với cơ hội trải nghiệm sự hài lòng ở nơi làm việc. Chúng tôi thấy rằng, các cá nhân sẽ dành một phần tư đến một phần ba cuộc đời của họ để làm việc. Do đó, tình trạng nơi làm việc và tác động của nó đối với sức khỏe tinh thần lẫn thể chất đến lực lượng lao động là một lĩnh vực không thể bỏ qua.“
Một nghiên cứu có tiêu đề “Căng thẳng nghề nghiệp do người lãnh đạo gây ra” cho thấy:
“Căng thẳng nghề nghiệp có liên quan đến những kết quả bất lợi về sức khỏe cá nhân ở cấp độ tâm lý (sức khỏe tinh thần và cảm xúc kém) và cấp độ sinh lý (sức khỏe thể chất kém).”
Theo “State of the American Manager Report” của Gallup, cứ hai nhân viên thì có một người bỏ việc vì một ông chủ tệ hại tại một thời điểm nào đó trong sự nghiệp của họ. 70% đang tích cực suy nghĩ tìm kiếm một công việc mới do thiếu sự hỗ trợ và công nhận.
Ngoài các kết quả cá nhân, nó còn dẫn đến các vấn đề tổ chức như mất năng suất, nhân viên vắng mặt, các vấn đề an toàn, doanh thu và tăng chi phí chăm sóc sức khỏe.
Thông thường, một nhà lãnh đạo yếu kém sẽ có những biểu hiện như EQ thấp, thiếu tôn trọng, thiên vị, đe dọa và thiếu sự đồng cảm.
Những hành vi như vậy có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của nhân viên. Với những biểu hiện rõ nét như mệt mỏi, khó chịu, tức giận, thiếu động lực, đau đầu và đau tim. Trên thực tế, một báo cáo kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố gây căng thẳng tại nơi làm việc và tỷ lệ tử vong tuyên bố rằng:
“Hơn 120.000 ca tử vong mỗi năm và khoảng 5% – 8% chi phí chăm sóc sức khỏe hàng năm có liên quan và có thể là do cách các công ty Hoa Kỳ quản lý lực lượng lao động của họ.”
Dựa trên những kết quả không mấy tốt đẹp này, các tổ chức ngày càng thấy khó khăn hơn trong việc thu hút và giữ chân những nhà lãnh đạo có hiệu suất cao – những người đủ khả năng truyền cảm hứng cho những người khác.
Vấn đề này trở nên phức tạp hơn khi chúng ta xem xét cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và bốn thế hệ hiện đang có trong lực lượng lao động: thế hệ trẻ bùng nổ, Thế hệ X, thế hệ millennials (gen Y) và Thế hệ Z.
Nhiều người trong chúng ta, qua nhiều thế hệ, đang tìm kiếm sự hòa hợp hơn trong công việc và các cam kết cá nhân. Các nhân viên thuộc thế hệ Millennials và Thế hệ Z đã nêu bật nhu cầu về ý nghĩa và sự cân bằng trong cuộc sống của họ. Họ cân nhắc cẩn thận hơn về công việc mà họ đã chọn và cách nó phù hợp với giá trị cá nhân của họ.
Ngoài ra, họ cũng sẵn sàng rời bỏ một công việc gây căng thẳng quá mức để tìm một công việc mới thoải mái hơn. Đương nhiên là vẫn có áp lực trong công việc nhưng không bị đả kích về mặt sức khoẻ tinh thần.
2. Những quan sát từ cá nhân
Trong hơn 25 năm làm việc tại môi trường doanh nghiệp toàn cầu, Gwendolyn đã trải nghiệm và quan sát thấy những tác động tiêu cực mà căng thẳng tại nơi làm việc có thể gây ra đối với nhân viên ở mọi cấp độ (bao gồm cả những nhà lãnh đạo kém hiệu quả).
Với tư cách là nhà huấn luyện và lãnh đạo doanh nghiệp nhân sự, ông đã huấn luyện nhiều lãnh đạo thông qua các tình huống căng thẳng với mục tiêu tạo ra một môi trường truyền cảm hứng cho nhân viên, để họ trở thành những người giỏi nhất.
Thật không may, nhiều nhà lãnh đạo trong số đó đã không cam kết với tư duy phát triển, chữa lành các vấn đề cảm xúc và phát triển các kỹ năng cần thiết để trở thành nhà lãnh đạo truyền cảm hứng.
Bất chấp các tác động tiêu cực của nhà lãnh đạo đối với nhân viên, có thể thấy việc tác động đến một tổ chức để loại bỏ những lãnh đạo độc hại là rất khó. Đặc biệt là khi họ đạt được những kết quả tài chính mong muốn.
Trớ trêu thay, các nghiên cứu chỉ ra rằng các nhóm có những nhà lãnh đạo truyền cảm hứng thường đạt được thành công và vượt quá các kết quả tài chính.
Vì vậy, về cơ bản, nếu bạn có những người lãnh đạo truyền cảm hứng, họ thường hỗ trợ sự phát triển của những lãnh đạo khác. Và nếu bạn có những lãnh đạo kém hiệu quả, họ đang hỗ trợ sự phát triển của những người lãnh đạo khác theo hình ảnh của họ.
3. Các giải pháp tiềm năng
Dưới đây là một kế hoạch để bắt đầu giải quyết vấn đề bắt nguồn từ sự căng thẳng do lãnh đạo kém hiệu quả gây ra ở nơi làm việc.
3.1. Làm rõ và nhìn nhận vấn đề
Các nhà lãnh đạo cấp cao và tổ chức phải chấp nhận thực tế của những hậu quả tàn khốc. Họ cần yêu cầu phản hồi ẩn danh từ nhân viên, phản hồi một cách thích hợp và xác định hậu quả đang diễn ra như thế nào trong tổ chức của họ (định tính và định lượng).
3.2. Tập trung vào các nguyên tắc thành công của lãnh đạo và sự phù hợp về bản chất.
Tạo hay cập nhật các nguyên tắc thành công cho tất cả các nhà lãnh đạo. Phát triển nội bộ hoặc thuê các chuyên gia bên ngoài để cung cấp các kiến thức và đào tạo liên tục cho họ.
Ngoài đào tạo kỹ năng, nên khuyến khích sử dụng các chương trình chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ nhân viên hay dịch vụ huấn luyện để cung cấp và hỗ trợ liên tục cho các nhà lãnh đạo. Đồng thời giải quyết các vấn đề về sức khỏe, cảm xúc và tiếp tục phát triển năng lực lãnh đạo tổng thể.
3.3. Đảm bảo cam kết của lãnh đạo cấp cao
Đảm bảo rằng các nhà lãnh đạo từ C-suite (nhân sự cấp cao) và trong toàn bộ tổ chức cam kết xây dựng mô hình vai trò và ưu tiên các đánh giá khách quan về việc nhóm của họ thực hiện các nguyên tắc thành công trong suốt cả năm, cũng như có hành động thích hợp để loại bỏ những nhà lãnh đạo kém hiệu quả khi cần thiết.
3.4. Kiểm tra và điều chỉnh
Xây dựng các đăng ký tiến độ gia tăng với tất cả nhân viên và lãnh đạo để xác định tính hiệu quả của kế hoạch và điều chỉnh khi cần thiết.
Khi chúng ta bước vào cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, các tổ chức phải giải quyết vấn đề lãnh đạo kém hiệu quả như một mệnh lệnh kinh doanh. Khi các nhà lãnh đạo và tổ chức sắp xếp các từ “nhân viên là tài sản lớn nhất của chúng tôi” với các hành vi lãnh đạo và kỳ vọng của họ. Thì đó là sự bắt đầu nghiêm túc giải quyết vấn đề quan trọng này.
4. Kết luận
‘Tốt’ và ‘Tồi’ giống nhau ở chỗ đều có chữ T và chữ Ô. Bạn muốn trở thành một nhà lãnh đạo tài giỏi và được lòng nhân viên, hãy tìm thêm một chữ T và dấu sắc nữa, đừng bắt ép chữ T thu mình lại thành chữ ”i” và đổi chiều dấu sắc thành dấu huyền, bạn nhé!
Nguồn: Gwendolyn Miller – Jones