Ngày 10 tháng 6 năm 2016, gió mùa đến. Dẫu việc chạm trán voi trong rừng là điều bình thường ở Myanmar, những người thợ đào măng vẫn bất ngờ nhìn thấy một con voi rừng gần lán trại của họ tại một vùng quê ở thị trấn Nga Pu Thaw, huyện Ayeyarwaddy. Họ đuổi nó vào khu rừng lân cận, và có lẽ do quá hoảng sợ, voi mẹ đã bỏ lại đứa con của mình.
Sau đó, dân làng đã tìm ra voi con tội nghiệp. Những người đứng đầu ngôi làng quyết định mang bé voi đến văn phòng địa phương của Bộ lâm nghiệp. Sau ba ngày bú bình, voi con được chuyển tới trại nuôi voi ở thị trấn Kyankin, huyện Ayarwady, Myanmar. Vào ngày thứ 14, voi con đã nằm trong vòng tay chăm sóc của bác sĩ thú y phụ trách quản lý trại voi.
Được một thời gian, voi con dần quen với người chăm sóc và bắt đầu xem vị bác sĩ thú y như cha mẹ mình. Vị bác sĩ đi đâu, voi con đi theo đó. Dẫu rất yêu thương voi con, vị bác sĩ biết cơ may sống sót của bé sẽ không cao nếu vẫn tiếp tục được cho bú bình bằng sữa bò.
Từ lúc sinh ra đến nay, voi con mồ côi không được tương tác cùng voi mẹ hay với bất cứ đồng loại nào. Vị bác sĩ cố mang voi con đến sống cùng những con voi cái khác và cho nó uống sữa voi, song voi con không chịu tương tác cùng những con voi khác. Sau vài nỗ lực không thành, không còn cách nào khác ngoài cho voi con uống sữa vắt từ những con voi trưởng thành khác trong trại cùng với sữa người từ vợ của những người chăn voi. Thiếu sữa mẹ tự nhiên cộng với nguồn nước thiếu vệ sinh, voi con bắt đầu bị viêm ruột, chứng bệnh thường đi kèm với bệnh tiêu chảy.
Dù được vị bác sĩ thú y chăm sóc như con mình, voi con đã qua đời khi mới được 23 ngày tuổi. “Thiếu kiến thức y học về loài voi, thiếu hỗ trợ kinh phí và thiếu kỹ năng chăm sóc có khoa học đã khiến chú voi yêu quý của chúng tôi chết yểu,” vị bác sĩ thú y đau buồn nói.
Tuy đang bị tiêu chảy nặng, Mi Chaw mồ côi vẫn tìm cách leo vào nhà bác sĩ Myo Min Aung, người chăm sóc bé. Voi con chỉ bước được vài bước với sự hỗ trợ của người giám hộ này. Trước đó, một nhóm thợ đào măng đang làm việc trong rừng nghe thấy tiếng voi rừng gầm rú gần lán trại của họ. Sợ chạm trán voi, họ bèn tạo tiếng động để xua nó đi. Việc voi rừng lại gần lãnh thổ con người trong những khu rừng Myanmar không phải điều hiếm thấy bởi nạn phá rừng kéo dài nhiều thập kỷ của ngành khai thác gỗ và lập đồn điền. Đã quá muộn để nhóm người nhận ra họ đã xua đuổi một con voi cái vừa sinh con, bỏ lai sau lưng đứa con mới sinh. Xót thương đứa trẻ, nhóm người đã cầu viện bác sĩ Myo Min Ang, thành viên EERU (Đơn vị ứng phó khẩn cấp với voi). Ông đặt cho voi con cái tên Mi Chaw – “cô bé xinh đẹp” – và chăm sóc bé như con ruột mình.”
Vì được xem như người thân, voi con được cử hành tang lễ như một con người, bao gồm nghi thức đọc kinh và chôn cất theo truyền thống Phật giáo. Vào ngày kỷ niệm bốn tháng sau khi qua đời, xương của voi con được đào lên và trao cho vị bác sĩ thú y cất giữ để tưởng nhớ đứa con xấu số của ông.
Mọi người còn đặt tên cho voi con là Mi Chaw, nghĩa là “cô bé xinh đẹp.”
(Trái) Trong những giờ phút cuối cùng của mình tại trại voi Thayatsan, voi con Mi Chaw 23 ngày tuổi nằm trên mặt đất, đau yếu mãn tính do bệnh tiêu chảy và suy dinh dưỡng vì thiếu sữa mẹ. (Phải) Bác sĩ Myo Min Aung cùng những người chăm voi đọc kinh cầu nguyện cùng một nhà sư Phật giáo trong nghi lễ trủ chì bởi vị bác sĩ thú y nhằm cầu siêu cho Mi Chaw ngay tại nơi chôn cất bé trong trại voi Thayatsan.
Bài và ảnh: Ko Myo
Video: Nguyễn Quốc Khánh