Đó là những thông tin được đề cập trong cuốn Sách Trắng Thương Mại Điện Tử Việt Nam năm 2021 do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương vừa mới phát hành. Sách có 96 trang và trong đó có nhiều thông tin bổ ích cho những doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh tự do.
So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam có tỷ lệ người mua sắm trực tuyến chiếm 41%, cao nhất khu vực, tiếo đến là Indonesia và Philippines là 37%. Như vậy, tính về quy mô dân số thì Indonesia có hơn 200 triệu người, đứng đầu khu vực, còn Việt Nam và Philippines có dân số tương đương sẽ ở vị trí thứ 2 và 3 nếu tính theo quy mô dân số.
Thời gian mua sắm trực tuyến của mỗi người trong đại dịch Covid 19 là 4,7 giờ, tăng hơn 1 giờ so với trước đại dịch. Điều này cũng thể hiện phần nào tình hình thực tế vì trong đại dịch người dân ít ra ngoài và mua sắm online nhiều hơn.
Người tiêu dùng lên chọn mua nhiều nhất vẫn là thực phẩm, tiếp đến là quần áo, giày dép và mỹ phẩm….
Ở Việt Nam, số liệu từ Sách trắng cho thấy, tỷ lệ người dân chọn mua sắm trực tuyến tăng dần từ 32,7 triệu người vào năm 2016 tăng lên 49,3 triệu người trong năm 2020, tức là cứ 2 người thì có 1 người mua sắm trực tuyến, tương đương 50% dân số Việt Nam.
Vì thế, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ của Việt Nam đều tăng trưởng 2 con số trong 5 năm qua với doanh thu B2C từ 5 tỷ trong năm 2016 lên 11,8 tỷ USD trong năm 2020. Độ tuổi thích mua sắm trực tuyến nhất là từ 18 đến 35. Đây cũng là độ tuổi thích ứng dụng công nghệ, đặc biệt là dùng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến.