Nông sản và hàng tươi sống - Cửa ải khó của thương mại điện tử

Ái Nhi

20/07/2021 11:08

Mặc dù các chợ và cửa hàng tạp hóa phải tạm dừng hoạt động do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng thương mại điện tử vẫn chưa thể tận dụng được lợi thế này để trở thành kênh phân phối thực phẩm và nông sản trọng yếu.

anh-chup-man-hinh-2021-06-03-luc-73908-sa-1622680867091928739990-1626754056.png
 

Trước sự bùng phát liên tục của dịch bệnh, nhiều công ty chuyên phân phối thực phẩm buộc phải dịch chuyển sang kinh doanh online, trước mắt là trên các sàn thương mại điện tử. Tuy nhiên, kết quả đạt được lại khác xa với mong đợi của họ.

Ông Trương Trí Thiện , Giám đốc Công ty CP Thực phẩm Vĩnh Thành Đạt cho biết, công ty đã bán hàng qua các trang thương mại điện tử từ vài năm nay. Trong suốt mùa dịch, doanh thu từ các nền tảng trực tuyến khá “tích cực” nhưng vẫn còn khiêm tốn so với tổng nguồn thu kiếm được từ các kênh truyền thống.

Cùng quan điểm, bà Trần Thị Kim Thoa , chủ một trang trại ở tỉnh Quảng Ngãi, cho biết hơn một năm hoạt động trên các sàn thương mại điện tử, kết quả vẫn chưa như mong đợi của bà. “Các sàn thương mại điện tử đều cam kết hỗ trợ giải quyết đầu ra cho nông dân mà không cần phụ thuộc vào bất kỳ thương lái nào. Tuy nhiên, thu nhập của chúng tôi từ mô hình trực tuyến vẫn là rất ít ”.

Tháng trước, khi phong trào giải cứu nông sản của tỉnh Bắc Giang lên đến đỉnh điểm, Shopee , Lazada, Sendo ồ ạt đưa ra các chương trình hỗ trợ nông dân trên địa bàn. Sendo, vào thời điểm đó, đã tuyên bố lập kỷ lục khi hỗ trợ nông dân bán 12 tấn vải thiều trong ba ngày. Tuy nhiên, số tiền này vẫn thấp hơn nhiều so với mỗi giao dịch của một thương lái.

Thiếu cơ chế hỗ trợ người bán

So với những người bán hàng chuyên kinh doanh các mặt hàng khác, những người bán hàng nông sản vàthực phẩm gặp nhiều khó khăn hơn khi hoạt động theo mô hình kinh doanh trực tuyến. Theo đó, hầu hết các nền tảng thương mại điện tử vẫn chưa đưa ra các gói hỗ trợ phù hợp cho những người chuyên bán các mặt hàng thực phẩm

Đến nay, Shopee không cho phép các cửa hàng bán các mặt hàng tươi sống, trong khi Lazada chỉ cho phép bán một số loại thực phẩm sống với điều kiện người bán phải đăng ký làm nhà bán hàng chuyên nghiệp trên Lazada Mall. Việc này khiến họ phải trả phí cao hơn nhiều so với bán hàng thông thường.

Theo Sapo, một công ty chuyên cung cấp giải pháp bán hàng, do thiếu sự hỗ trợ thích hợp từ các công tythương mại điện tử nên người bán phải tự quảng bá và đẩy mạnh doanh thu thông qua kênh cá nhân của họtrên Facebook hoặc Zalo. “Vì vậy, rất khó để theo dõi thu nhập, các mặt hàng bán chạy nhất và cả thông tin của khách hàng.”

Theo Haravan , một startup chuyên về giải pháp đa kênh, nhu cầu mua thực phẩm trực tuyến trong quý đầu tiên đã tăng 65% so với cùng kỳ năm ngoái và quý thứ hai được dự báo sẽ đạt tỷ lệ tương tự. Tỷ lệ bán hàng thực phẩm trực tuyến tuy cao nhưng vẫn còn khiêm tốn so với quy mô của lĩnh vực thương mại điện tử trong nước. 

Cụ thể, với giá trị 10 tỷ đô la Mỹ cho toàn bộ quy mô thị trường thương mại điện tử Việt Nam, thì mảng thực phẩm chỉ chiếm chưa đến 1 tỷ USD. Do đó, với tốc độ tăng 65% thì quy mô nhóm hàng thực phẩm cũng chỉ tăng 0,5%. 

Hạn chế trong khâu bảo quản

Bà Thoa cho biết, so với trứng và các mặt hàng thực phẩm khô thì thực phẩm tươi sống như thịt, hải sản khó đưa vào giao dịch trên thương mại điện tử. Bà đã bán một số loại thực phẩm tươi sống qua các nền tảng trực tuyến nhưng hiệu quả khá hạn chế.

Đối với mặt hàng này, rất cần có các chuyên kho, phương tiện vận chuyển và các phương pháp bảo quản thích hợp để đảm bảo chất lượng tốt nhất của sản phẩm. “Các công ty chỉ đảm bảo chất lượng hàng hóa từ các kho hàng xuất ra, và làm thế nào để giữ chúng ở chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng là trách nhiệm của các nhà khai thác thương mại điện tử”.

Trên thực tế, việc khách hàng thất vọng với thực phẩm tươi sống được mua từ các nền tảng trực tuyến khá phổ biến. Trong vài tháng qua, nhiều khách hàng cho biết sản phẩm vải thiều mua từ các trang thương mại điện tử khi đến tay đã bị hư hỏng. Tình hình tương tự với các sản phẩm rau và thịt khác.

Sapo cũng thừa nhận rằng khâu bảo quản đang là điểm nghẽn của người bán thực phẩm online. “Việc nhận được các sản phẩm hư hỏng đã tác động tiêu cực đến trải nghiệm mua sắm trực tuyến của khách hàng, khiến người bán khó tăng doanh thu hơn”.

Hơn nữa, chi phí bảo quản cũng là một vấn đề lớn đối với những người bán thực phẩm. Giá của các mặt hàng này thấp nhưng trọng lượng lại lớn dẫn đến chi phí đóng gói và vận chuyển lớn. Do đó, giá thực phẩm trên các trang mua bán trực tuyến lớn hơn nhiều so với giá ở chợ và siêu thị.

Vì vậy, nhiều người vẫn thích mua thực phẩm từ siêu thị và cửa hàng tạp hóa vì giá cả hợp lý hơn. Ở các quốc gia khác, khách hàng cũng thích mua thực phẩm trong siêu thị thay vì Amazon, theo Haravan .

 

Ái Nhi