Các quốc gia trên thế giới đang triển khai các biện pháp khẩn cấp như thời chiến để chống lại COVID-19. Ước tính của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho thấy các biện pháp ngăn chặn sự lây lan của virus sẽ khiến GDP toàn cầu sụt giảm từ 20% đến 25%.
Trong bối cảnh biến động thị trường, các nhà đầu tư kêu gào rút lui vào các kênh trú ẩn an toàn. Đồng đô la Mỹ hiện thống lĩnh thị trường ngoại hối toàn cầu, nhưng vàng mới thực sự vượt trội. Theo dữ liệu của Bloomberg, vàng hiện tăng 5,3% so với đầu năm và theo tôi dự đoán vẫn có xu hướng tăng lên.
Nguồn cung vàng đang bị thiếu hụt vì vàng thường được vận chuyển trên các chuyến bay thương mại bị cắt giảm hoạt động, bất chấp ngân hàng trung ương của Nga đang nới lỏng nguồn cung cấp. Ngân hàng trung ương nước này vừa tuyên bố ngừng mua vào vàng tại thị trường nội địa bắt đầu từ ngày 1.4.2020.
"Các quyết định tiếp theo về việc mua vào vàng phụ thuộc vào diễn biến thị trường", theo ngân hàng trung ương Nga.
Ngân hàng trung ương Nga là một trong những tổ chức nắm giữ lượng vàng lớn nhất thế giới. Tháng 12.2019, Bộ trưởng Tài chính Nga, ông Anton Siluanov cho biết Nga có thể xem xét đầu tư một phần của Quỹ Tài sản Quốc gia vào vàng vì nhận thấy đầu tư vào kim loại quý này về lâu dài mang tính bền vững hơn so với các loại tài sản tài tính (bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu, tiền gửi ngân hàng, tiền tệ và các giấy tờ có giá khác như hối phiếu, chứng chỉ tiền gửi,...)
Sự lây lan của chủng virus chết người có lẽ là một trong những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra đối với một hệ thống tín dụng quá ngưỡng đang ở giai đoạn cuối chu kỳ kinh tế. Trước đại dịch, chúng ta vốn đã tạo nên bong bóng chứng khoán và tín dụng khổng lồ.
Theo Viện Tài chính Quốc tế (IIF), nợ toàn cầu dự đoán sẽ tăng nhanh hơn vào năm 2020 và vượt mức 257 nghìn tỉ USD vào cuối quý I năm 2020, chủ yếu do các ngành phi tài chính. Con số này gần gấp đôi khả năng thanh khoản toàn cầu 130 nghìn tỉ USD.
Theo chỉ số S&P 500, vào đầu tháng Hai, vốn hóa thị trường chứng khoán trên GDP ở mức 156%, mức cao kỷ lục trong lịch sử. Thị trường chứng khoán tăng trưởng ấn tượng dưới thời chính quyền Trump nhờ việc cắt giảm thuế, cắt giảm chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe cộng đồng và nhiều phúc lợi khác, cùng nhiều lần nới rộng hệ số P/E. Các nhà đầu tư sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho cổ phiếu niêm yết vì tin rằng cắt giảm lãi suất của Fed luôn là dấu hiệu thị trường mua vào.
Ngay cả trước khi xảy ra đại dịch, tăng trưởng toàn cầu đã suy yếu và triển vọng lợi nhuận kinh tế của Mỹ đã xấu đi bất chấp các biện pháp tích cực của các ngân hàng trung ương,
Người mua đạt biên lợi nhuận lớn nhất của Mỹ là các công ty Mỹ và CEO của họ đã phát hành trái phiếu và tăng mức nợ chỉ để mua cổ phiếu của chính mình trong những phi vụ mua lại cổ phần công ty, đẩy hệ số P/E lên 21. Bây giờ. trong đợt điều chỉnh thị trường bán ra nhanh nhất trong lịch sử chứng khoán Mỹ, các giao dịch với hệ số P/E hỗn hợp là 15,1.
Trong khi hoạt động mua lại cổ phần của công ty khiến lời Tổng thống Trump về “thị trường chứng khoán lớn nhất trong lịch sử từ trước đến nay” thành hiện thực, việc mua lại khiến thị trường chứng khoán và nền kinh tế Mỹ gặp nhiều nguy cơ hơn bao giờ hết trước một cú sốc từ bên ngoài như đại dịch.
Các nhà đầu tư vàng nói riêng và giới đầu tư nói chung đặt câu hỏi liệu có cần đến một chủng virus chết người mới khiến họ nhận ra vị hoàng đế có thể hữu danh vô thực.
Trong vở kịch Faust năm 1831 của nhà soạn kịch thiên tài người Đức Goethe, Ác quỷ thuyết phục được hoàng đế túng thiếu in ra và tiêu xài lượng lớn tiền để khắc phục tạm thời vấn đề tài chính. Hậu quả là, vương quốc tan rã và rơi vào hỗn loạn.
Nếu sau đợt phong tỏa, mọi thứ trở lại bình thường và Fed tăng phát nền kinh tế, người tiêu dùng và giới đầu tư sẽ trở lại như trước, xã hội và thị trường chứng khoán sẽ ổn thỏa vì đây chỉ là vấn đề cung và cầu.
Nếu xảy ra một cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng mang tính hệ thống do đại dịch, vàng là kênh đầu tư cực tốt, đặc biệt nếu có giảm phát nợ toàn cầu, bởi vì vàng nằm ngoài hệ thống tài sản dự trữ theo tỉ lệ bắt buộc của các ngân hàng (thông thường dự trữ các loại tiền định danh).
Theo David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới, sau đại dịch COVID-19, có một vài quốc gia có thể phải gánh số nợ vượt quá 150% GDP.
“Sau biến động này, xu hướng tăng giá vàng vẫn tiếp tục nhờ lãi suất giảm và lượng tiền bơm vào thị trường tăng chóng mặt”, Mark Mobius, nhà đầu tư kỳ cựu vào các thị trường mới nổi tuyên bố.
Các nhà đầu tư nên nhớ lại câu ngạn ngữ lâu đời: “Trong thời kỳ suy thoái, kẻ nào lắm tiền, kẻ đó là vua”.
Vua chúa bao đời nay thường chọn vàng thay vì các thứ giấy ghi nợ do nhà nước ban hành. Với sự khôn ngoan đó, chỉ khi hoàng đế nhiễm virus, họ mới thực sự mất đi quyền lực.
Rainer Michael Preiss,
Tạp chí Nhà quản lý
Chiến lược gia Quỹ Taurus Family Office (Singapore)