Theo Bộ trưởng tài chính nước chủ nhà Rishi Sunak, Anh, đây là thoả thuận mang tính cải cách hệ thống thuế toàn cầu để phù hợp với thời đại công nghệ toàn cầu và quan trọng hơn là đảm bảo công bằng để các công ty đa quốc gia nộp thuế đúng nơi. Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết, thoả thuận của G7 sẽ tạo ra một động lưc to lớn, hướng đến việc đạt một thoả thuận toàn cầu để tránh một cuộc chạy đua ‘xuống đáy” trong việc giảm thuế cho các tập đoàn đa quốc gia và tạo sự công bằng cho tầng lớp trung lưu và người lao động ở Mỹ và trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, không chỉ Anh, Mỹ mà cả Pháp cũng rất vui sau thoả thuận nói trên. “Chúng tôi đã thực hiện đó sau 4 năm chiến đấu với điều này và kết qủa là một quyết định lịch sử đã đạt được của các thành viên G7” Bộ trưởng tài chính Pháp Bruno Le Maire viết trên tweeter rằng, nước Pháp có thể tự hào.
Theo thông lệ, cuộc gặp của các bộ trưởng tài chính trong nhóm G7 thường diễn ra trước khi cuộc họp của các nguyên thủ quốc gia G7 nhóm họp chính thức - dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 11 đến 13/6 tại Luân Đôn, Anh. Vì thế, những kết quả mà các bộ trưởng tài chính đưa ra tạo tiền đề để G7 hiện thực hoá trong thời gian tới.
Như vậy, có thể nói, với việc G7 muốn đi đến thống nhất mức thuế tối thiểu là 15% đánh lên các tập đoàn đa quốc gia sẽ xoá bỏ đi khái niệm “thiên đường thuế” mà các nước hiện nay đang sử dụng để thu hút các tập đoàn đa quốc gia đến đặt trụ sở để hưởng mức thuế thấp, thay vì đóng văn phòng tại các nước G7.
Trên Vietnnamnet, Chuyên gia tài chính, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết, thỏa thuận của các bộ trưởng tài chính G7 là điều hợp lý để tránh việc các đại công ty lập những văn phòng ảo ở những "tax have" để tránh thuế. Trên thế giới có không ít các nơi như thế để các tập đoàn đa quốc gia trú ẩn và né thuế. Những vùng đó thường không đánh thuế các DN hoặc đánh thuế rất thấp đó để mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư. Đơn cử, Amazon chuyển lợi nhuận sang các “nơi trú ẩn thuế” như Luxembourg để tránh phải nộp thuế cao.
Thiên đường thuế là gì?
Thiên đường thuế (tax haven) được hiểu nơi ẩn trú thuế hoặc ốc đảo thuế là quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà không đánh thuế hoặc lấy thuế rất thấp tính trên thu nhập hoặc tài sản và do đó trở thành một nơi hấp dẫn về mặt thuế cho các cá nhân cư trú hoặc cho doanh nghiệp chọn làm trụ sở.
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) xác định ba yếu tố quan trọng trong việc xem xét liệu một khu vực là một thiên đường thuế hay không. Thứ nhất, nơi đó, không đánh thuế hoặc thuế gần như bằng không. Thiên đường thuế biến nó thành nơi để những người không cư trú ở đó tránh khỏi phải đóng thuế cao ở nơi họ ở hay kinh doanh.
Điểm thứ 2 là khả năng bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Thiên đường thuế thường có luật hoặc thủ tục hành chính, theo đó các doanh nghiệp và các cá nhân có thể hưởng lợi từ các quy định chặt chẽ và các bảo vệ khác chống lại sự giám sát của cơ quan thuế vụ nước ngoài. Điều này ngăn cản sự truyền thông tin về người nộp thuế đang được hưởng lợi từ khu vực thuế thấp.
Cuối cùng, điều thứ ba là sự thiếu minh bạch. Một sự thiếu minh bạch trong hoạt động của các quy định pháp lý, luật pháp hoặc hành chính là một yếu tố được sử dụng để xác định nơi ẩn trú thuế. Theo OECD, luật phải được áp dụng một cách công khai và nhất quán, và phải có những thông tin cần thiết cho cơ quan thuế vụ nước ngoài để xác định tình trạng của người nộp thuế. Thiếu minh bạch trong một nước có thể làm cho các cơ quan thuế vụ nước khác gặp khó khăn hoặc không thể áp dụng pháp luật một cách hiệu quả.
(Theo USA Today, wikipedia)