Những báu vật vô giá này đang giúp Quảng Bình trở thành điểm đến mơ ước của hàng triệu du khách quốc tế, đồng thời cũng thuộc nhóm tỉnh thành đang dẫn đầu Việt Nam về tăng trưởng du lịch. Quảng Bình ghi nhận lượt khách tăng gần 30% và tăng trưởng riêng về khách quốc tế đạt 35%, đây là con số kỷ lục so với mặt bằng chung khoảng 15-20% tại nhiều thị trường du lịch trọng điểm tại Việt Nam. Mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ đóng góp của ngành du lịch đạt 10 - 12% GRDP của tỉnh Quảng Bình.
Với với những việc làm thiết thực, cách quảng bá chuyên nghiệp và dựa vào nguồn tài nguyên sẵn có, Quảng bình sẽ trở thành một trong những địa chỉ về du lịch được du khách trong nước, quốc tế ưu tiên và lựa chọn.
Phương hướng phát triển các ngành quan trọng của tỉnh, định hướng trong đó phát triển du lịch Quảng Bình thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, là một trong những khâu đột phá để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế-xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với lợi ích cộng đồng một cách bền vững. Định vị Quảng Bình là một trong các điểm đến du lịch hấp dẫn nhất Việt Nam.
Ngoài hệ thống hơn 400 hang động trong Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các khu nghỉ dưỡng đẳng cấp ven biển, tỉnh này còn có hệ thống hạ tầng vô cùng thuận lợi để phục vụ phát triển du lịch. Do đó, tỉnh Quảng Bình sẽ tiếp tục xác định du lịch và các ngành dịch vụ đi kèm là "lối mở" cho việc phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai gần.
Cùng với bốn khu du lịch đã được cấp chủ trương đầu tư và một số dự án du lịch nghỉ dưỡng khác được ký biên bản ghi nhớ đầu tư, ngay trong hội nghị xúc tiến đầu tư, Quảng Bình còn kêu gọi đầu tư thêm 12 dự án du lịch khác.
Quảng Bình, được vinh danh là một trong 7 tỉnh thành xếp hạng cao nhất trong Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh du lịch Việt Nam (VTCI) năm 2021 của Hội đồng Tư vấn Du lịch (TAB) phối hợp với Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV). Du lịch Quảng Bình còn được định vị trên bản đồ du lịch quốc tế, điển hình là Tạp chí The New York Times đã bình chọn Quảng Bình là điểm đến hấp dẫn nhất châu Á.
Xác định tầm nhìn...du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn
Vào tháng 6/2023, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức “Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Xúc tiến đầu tư năm 2023” tại Hà Nội.
Tại hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ghi nhận những thành quả mà tỉnh Quảng Bình đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là ngành du lịch bước đầu đã có những khởi sắc và gây được tiếng vang trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng cho rằng, tỉnh Quảng Bình phải xác định tầm nhìn lớn, đủ sâu, đủ rộng hơn nữa để phát triển du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch. Ngoài ra, tỉnh Quảng Bình cần phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của địa phương; phát động phong trào để thúc đẩy "mọi người đều phải làm du lịch, mỗi người dân là một sứ giả của du lịch" nhằm tạo dấu ấn rõ nét của du lịch Quảng Bình”.
Với nhiều lợi thế về tiềm năng tài nguyên du lịch độc đáo, Quảng Bình hội tụ đủ các điều kiện để phát triển thành trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và Đông Nam Á. Quảng Bình cần phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tiết giảm các thủ tục, chi phí để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Bình, thu hút doanh nghiệp và giữ chân doanh nghiệp; phát huy tính năng động, sáng tạo của địa phương, từ lãnh đạo tỉnh, các sở ngành, địa phương các cấp đến đội ngũ chuyên viên để giúp các doanh nghiệp giải quyết nhanh chóng các giấy tờ, thủ tục đầu tư vào Quảng Bình.
Ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khẳng định, với phương châm “thích ứng, đồng hành cùng phát triển”, Quảng Bình tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư triển khai dự án, phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần hiện thực hóa các mục tiêu đến năm 2030 Quảng Bình trở thành tỉnh phát triển khá của khu vực miền Trung. Đến năm 2050, Quảng Bình sẽ là một nền kinh tế phát triển năng động của miền Trung và cả nước, là điểm kết nối quan trọng trong ngã tư kinh tế Bắc - Nam, Đông - Tây.
Từ những tiềm năng đó, tỉnh Quảng Bình đã được Trung ương phê duyệt quy hoạch tỉnh thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến 2050. Đây cũng là dấu mốc quan trọng giúp tỉnh Quảng Bình biến những tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển trong thời gian tới.
Kích cầu để đột phá...
Những báu vật mà thiên nhiên ban tặng khiến Quảng Bình trở thành điểm đến mơ ước của hàng triệu du khách trong và ngoài nước. Đây là một trong những tỉnh dẫn đầu về Việt Nam tăng trưởng du lịch, trong năm 2023. Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2023 dự ước đạt khoảng 4.510.000 lượt khách, gấp 2,14 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đạt được 128,86% so với kế hoạch năm 2023.
Trong đó, khách nội địa ước đạt 4.392.000 lượt khách, gấp 2,11 lần so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 129,18% so với kế hoạch; khách quốc tế ước đạt 118.000 lượt khách, gấp 3,5 lần so với cùng kỳ năm 2022 và đạt 118% so với kế hoạch. Tổng thu từ khách du lịch dự ước đạt khoảng 5.096,3 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với cùng kỳ năm 2022. Đạt 128,86% so với kế hoạch năm 2023. Khách quốc tế đến từ nhiều quốc gia khác nhau và chiếm phần lớn là khách từ thị trường Anh, Úc, Mỹ, Đức, Pháp, Hà Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc,...
Đặc biệt, trong năm 2023 du lịch Quảng Bình có 2 sản phẩm điểm đến du lịch nổi bật trong mùa đông xuân, giảm thiểu tính thời vụ là mô hình làng du lịch thích ứng thời tiết ở xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa; khu du lịch nghỉ dưỡng và phục hồi chức năng suối nước nóng Bang Onsen Spa và Resort tại xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy. Nổi bật, làng du lịch Tân Hóa được Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) vinh danh là “Làng Du lịch tốt nhất năm 2023”.
Du lịch Quảng Bình tiếp tục khẳng định vị thế và thương hiệu trên bản đồ du lịch Việt Nam, khu vực và thế giới, nhận được sự quan tâm, đánh giá cao của khách du lịch, các tạp chí trong và ngoài nước như: Lonely Planet (Mỹ), The Travel (Canada), Wanderlust (Anh), Booking.com
Quá trình chuyển đổi số trong quản lý lĩnh vực du lịch được đẩy mạnh thông qua việc ra mắt ứng dụng Bản đồ số Du lịch Quảng Bình; cập nhật cơ sở dữ liệu trên Cổng thông tin du lịch thông minh, ứng dụng "Quangbinh Tourism", ứng dụng trải nghiệm thực tế ảo "Quang Binh Tourism VR Tour" trên điện thoại di động và hỗ trợ trợ các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện chuyển đổi số.
Theo ông Trần Thắng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình, định hướng phát triển ngành du lịch Quảng Bình, đó là: “Phục hồi nhanh - Phát triển mạnh, bền vững”. Trong thời gian tới, tiếp tục triển khai hiệu quả kế hoạch phục hồi, tăng trưởng kinh tế - xã hội trong lĩnh vực du lịch; đưa du lịch phát triển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tỉnh Quảng Bình sẽ cho rà soát, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và đảm bảo chất lượng các dự án đầu tư công trong lĩnh vực du lịch để đồng bộ hóa hạ tầng kỹ thuật, tạo kết nối thuận lợi giữa các khu, điểm, trung tâm du lịch trên địa bàn tỉnh với các tỉnh, thành phố phát triển du lịch trong nước và quốc tế.
Đồng thời đẩy mạnh việc lan tỏa chương trình “mỗi người dân là một hướng dẫn viên du lịch”, nâng cao nhận thức của người dân về phát triển du lịch bền vững. Nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển các sản phẩm du lịch mới, trong đó chú trọng các sản phẩm du lịch sinh thái, trải nghiệm, khám phá...
Du lịch Quảng Bình được bình chọn, đánh giá là một trong 5 điểm đến hấp dẫn nhất Việt nam. “Viên ngọc xanh Quảng Bình” còn được tạp chí The New York Times bình chọn là một trong 52 điểm đến hấp dẫn nhất hành tinh. Đây là một lợi thế để Quảng Bình thực hiện chiến lược đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quảng Bình tiếp tục xác định, du lịch và các ngành dịch vụ đi kèm là lối mở cho phát triển kinh tế...
Những báu vật vô giá trên đã khiến Quảng Bình trở thành điểm đến mơ ước của hàng triệu du khách quốc tế và cũng thuộc nhóm tỉnh thành đang dẫn đầu Việt Nam về tăng trưởng du lịch. Lượng khách du lịch truy cập mạng để tìm kiếm các cụm từ “Phong Nha”, “Sơn Đoòng”, “Du lịch xanh”, “Du lịch bền vững”, “Du lịch mạo hiểm”, “Du lịch cộng đồng”..., để rồi tìm thấy các cụm từ “Quảng Bình nơi bạn tìm về”! “Quảng Bình nơi chạm đến trái tim”! “Quảng Bình nơi kết nối trái tim”!... được cộng đồng nhắc đến như một sự yêu thương dành cho vùng đất và con người nơi đây.
Theo ông Nguyễn Ngọc Quý, Giám đốc Sở Du Lịch tỉnh Quảng Bình, mục tiêu đến năm 2030, tỉ lệ đóng góp của ngành du lịch đạt 10 đến 12%GRDP của tỉnh. Với những việc làm thiết thực, cách quảng bá chuyên nghiệp dựa vào nguồn tài nguyên sẳn có, địa chỉ về du lịch được du khách trong và ngoài nước ưu tiên lựa chọn. Quảng Bình xác định, du lịch và các ngành dịch vụ đi kèm là lối mở cho việc phát triển kinh tế của tỉnh trong tương lai. Tuy nhiên, với sự ưu đãi của thiên nhiên, Quảng Bình vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng và giá trị của mình. Thời gian sắp tới, tỉnh cần có một chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp và phát huy tiềm năng vốn có của địa phương.
Quảng Bình cần quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 82/NQ-CP của Chính phủ, đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển để trở thành một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, thì phải xác định tầm nhìn lớn, đủ sâu, đủ rộng hơn nữa để phát triển du lịch; nâng cao nhận thức của người dân về du lịch; làm tốt hơn nữa công tác quảng bá, xúc tiến du lịch; phát triển nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng của địa phương; phục vụ du lịch chuyên nghiệp hơn; phát động phong trào để thúc đẩy "mỗi người dân là một sứ giả của du lịch" nhằm tạo dấu ấn rõ nét của du lịch Quảng Bình...