Dấu ấn của MISA trong xu thế chuyển đổi số

Phạm Sơn

04/03/2022 11:49

Tại lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2021, “Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP” của Công ty Cổ phần MISA (MISA) được vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm, Giải pháp công nghệ số tiêu biểu”. Cùng với nhiều sản phẩm khác như MISA AMIS, MISA EMIS… MISA đang khẳng định mạnh mẽ sự đồng hành của mình trong xu thế chuyển đổi số quốc gia.

Không ngừng hoàn thiện và đổi mới

Năm 2021 ghi dấu sự phát triển ấn tượng của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi số. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới ban hành chương trình về Chuyển đổi số quốc gia, trở thành quốc gia có nhận thức về chuyển đổi số song hành cùng các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Nhu cầu về chuyển đổi số càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.

 

690b62cf117008d7c29f2fa83de260ec-1646368412.jpg

Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP, nền tảng quản lý giáo dục MISA EMIS và nền tảng Quản lý Tài chính Nhà nước MISA FinGov giành giải thưởng ở hạng mục sản phẩm, giải pháp chuyển đổi số tiêu biểu tại Lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam – Vietnam Digital Awards 2021

Trong khi đó, gần một nửa trong số 811.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam chưa có bộ phận Kế toán nội bộ và phải thuê Kế toán dịch vụ. Nắm được nhu cầu đó, công ty MISA đã ứng dụng những công nghệ số nổi bật và tính hiệu quả thực tiễn để phát triển, hoàn thiện “Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP” giúp các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, đơn vị dịch vụ kế toán và đại lý thuế giải quyết các yêu cầu về kế toán một cách hiệu quả và tiết kiệm nhất.

MISA ASP còn giúp kết nối các doanh nghiệp có nhu cầu thuê dịch vụ kế toán/thuế với các tổ chức cung cấp dịch vụ uy tín, chất lượng, chuyên nghiệp trên toàn quốc. Với các đơn vị kế toán dịch vụ, MISA ASP cung cấp bộ công cụ quản lý chuyên nghiệp để giúp đơn vị quản lý công việc, khách hàng, đội ngũ... một cách hiệu quả và hợp lý.

Với sự nỗ lực đó, “Nền tảng kế toán dịch vụ MISA ASP” của Công ty Cổ phần MISA đã được vinh danh ở hạng mục “Sản phẩm, Giải pháp công nghệ số tiêu biểu” tại lễ trao giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam - Vietnam Digital Awards 2021. Đây là sự khẳng định về tính năng ưu việt của sản phẩm nền tảng kế toán số do trí tuệ người Việt nghiên cứu và phát triển cũng như sự đầu tư nghiên cứu, không ngừng đổi mới của MISA để đem lại những tiện tích tối đa cho khách hàng, đối tác.

Bên cạnh đó, nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất MISA AMIS cũng đang khẳng định được vị trí của mình với hơn 12.000 doanh nghiệp đang tin dùng. Nền tảng hoạt động như một chợ ứng dụng, gồm hơn 12 phần mềm từ kế toán, hóa đơn điện tử, nhân sự, bán hàng, marketing đến quản lý công việc…

Trên MISA AMIS, doanh nghiệp có thể linh hoạt lựa chọn gói khác nhau tuỳ theo nhu cầu, quy mô của mình. Dữ liệu của MISA AMIS được lưu trữ trên Cloud và liên kết chặt chẽ giữa các phòng ban, không chỉ giúp nhân viên giảm bước nhập dữ liệu mà còn đáp ứng yêu cầu làm việc, quản lý từ xa trong mùa COVID. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thể tổ chức hoạt động từ xa, linh hoạt thích ứng với diễn biến của dịch bệnh.

Đồng hành cùng chuyển đổi số quốc gia

Tại phiên họp thứ nhất Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số tổ chức ngày 30/11/2021, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh chuyển đổi số vừa là xu thế chung của thế giới, song cũng là đòi hỏi khách quan của quá trình phát triển đất nước.

Ủy ban đặt mục tiêu từ năm 2022 đến năm 2025 thực hiện khoảng 53 chỉ tiêu hướng tới Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Riêng trong năm 2022, triển khai 18 nhiệm vụ gồm phổ cập điện thoại thông minh và cáp quang băng thông rộng toàn dân; phổ cập danh tính số toàn dân; phổ cập an toàn thông tin mạng toàn dân; phổ cập hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân; phổ cập học trực tuyến; phổ cập chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; phổ cập hóa đơn điện tử; thúc đẩy thương mại điện tử; phát triển cơ sở dữ liệu quốc gia về cán bộ, công chức, viên chức...

Nắm rõ tinh thần đó nên MISA không chỉ giới hạn trong lĩnh vực hỗ trợ hoạt động doanh nghiệp mà còn tập trung phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số ngày càng mạnh mẽ, đa dạng. Tháng 11 vừa qua, MISA đã được Tổng cục Thuế công nhận là 1 trong 8 đơn vị đầu tiên ký hợp đồng triển khai cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn với cơ quan Thuế giai đoạn 1.

Bà Đinh Thị Thuý, Tổng Giám Đốc Công ty CP MISA cho biết: Phần mềm hóa đơn điện tử MISA meInvoice đáp ứng Thông tư 78 của Bộ Tài chính và chúng tôi đang tích cực phối hợp cùng các cơ quan Thuế để hỗ trợ các doanh nghiệp nhanh chóng triển khai được hóa đơn điện tử theo Nghị định 123 của Chính phủ khi thời điểm áp dụng 01/7/2022 đang tới gần.”

 

img-0232-1646368401.jpeg

Bà Đinh Thị Thúy, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần MISA có những chia sẻ về những hoạt động đồng hành chuyển đổi số quốc gia của MIISA

Dịch vụ chữ ký số từ xa MISA eSign của MISA đã được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép, cùng với sự ra mắt của nền tảng ký tài liệu số AMIS WeSign đã hoàn thiện thêm hệ sinh thái quản trị MISA AMIS đang thúc đẩy chuyển đổi số từ mọi quy mô doanh nghiệp.

Ở mảng các giải pháp cho cơ quan Nhà nước, MISA cũng tập trung phát triển và hoàn thiện nền tảng quản trị tài chính Nhà nước MISA FinGov, nền tảng Giáo dục MISA EMIS, nền tảng quản lý Cán bộ công chức viên chức MISA QLCB... và vinh dự khi được lựa chọn triển khai tại các tỉnh/thành lớn, nhiều cơ quan Bộ, ban ngành.

Tại lễ công bố và trao giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam (Smart City Awards) 2021”, nền tảng giáo dục MISA EMIS của MISA đã được vinh danh ở hạng mục “Giáo dục thông minh”. Với thế mạnh công nghệ và tính ứng dụng thực tiễn, MISA EMIS đang được triển khai tại 20.600 trường học, 248 Phòng Giáo dục, 48 Sở Giáo dục và đào tạo.

 

f6488e41c2c05a548dd4f371a2201315-1646368405.jpg

Nền tảng giáo dục MISA EMIS được vinh danh ở hạng mục “Giáo dục thông minh” của giải thưởng “Thành phố thông minh Việt Nam 2021”

Trước đó, MISA EMIS đạt được giải thưởng Sao Khuê 2021, giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam và Top 10 giải pháp số xuất sắc của giải thưởng Sản phẩm công nghệ số Make in Viet Nam. Điều này khẳng định hiệu quả và ý nghĩa thực tiễn của MISA EMIS trong ngành Giáo dục cũng như sân chơi công nghệ trong nước.

MISA EMIS cũng là một trong những nền tảng số Make In Việt Nam được Bộ Thông tin và Truyền thông đánh giá lựa chọn giới thiệu và bảo trợ về truyền thông để thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện. Đây cũng là cơ sở để các đơn vị trường học tin tưởng sử dụng nền tảng MISA EMIS trong công tác đổi mới quản lý, ứng dụng công nghệ để chuyển đổi số hiệu quả.

Đại diện cho toàn thể cán bộ, nhân viên MISA, bà Đinh Thị Thuý khẳng định: “Về phía MISA, với sứ mệnh phụng sự xã hội, chúng tôi luôn nỗ lực để đóng góp vào chương trình chuyển đổi số Quốc gia bằng các giải pháp công nghệ, các nền tảng số Make in Việt Nam xuất sắc.  MISA đã và đang tích cực tham gia đồng hành cùng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia. Công cuộc chuyển đổi số tại Việt Nam được Chính phủ, các bộ, ban, ngành quan tâm và đẩy mạnh trong 2 năm trở lại đây.

Trên tinh thần sẵn sàng chia sẻ tri thức với cộng đồng, MISA mong muốn đồng hành cùng các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể chung tay hướng đến mục tiêu Chính phủ số- Kinh tế số - Xã hội số để phát triển Quốc gia số.”

Các giải pháp chuyển đổi số của MISA hiện đang triển khai tại 170.000 doanh nghiệp, 70.000 đơn vị hành chính sự nghiệp, 10.000 xã/phường, 15.000 hộ cá thể và 2.5 triệu khách hàng cá nhân.

Chia sẻ về kinh nghiệm trong chuyển đổi số trong các doanh nghiệp, bà Đinh Thị Thuý cho rằng: “Với kinh nghiệm của MISA, để chuyển đổi số hiệu quả thì các doanh nghiệp phải có kế hoạch, mục tiêu và lộ trình cụ thể. Không phải cứ sử dụng công nghệ nghĩa là chuyển đổi số. Để doanh nghiệp chuyển đổi số hiệu quả thì lãnh đạo cần xác định tình trạng doanh nghiệp và mục tiêu chuyển đổi số của doanh nghiệp, từ đó đưa ra lộ trình phù hợp để có những bước chuẩn bị kỹ càng.”

 

Phạm Sơn
Bạn đang đọc bài viết "Dấu ấn của MISA trong xu thế chuyển đổi số" tại chuyên mục Công nghệ.