7 kỹ năng quyết định sự thành công của trẻ nhỏ trong tương lai

Quỳnh Giang (Theo Forbes)

29/02/2024 18:19

Michele Borba là nhà tâm lý học giáo dục, chuyên gia nuôi dạy con cái và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng. Cô cho biết, hầu hết học sinh của cô đều sống trong cảnh nghèo khó, bị lạm dụng hoặc gặp khó khăn trong học tập, khuyết tật về cảm xúc hoặc thể chất. Vì vậy, cô muốn tìm cách giúp chúng thành công.

michele-borba-1709205506.jpg
Michele Borba là nhà tâm lý học giáo dục, chuyên gia nuôi dạy con cái và là tác giả của nhiều đầu sách nổi tiếng.

Là một nhà tâm lý học giáo dục, cô đã học được một bài học rất quan trọng: Trẻ em cần tuổi thơ an toàn, yêu thương và có tổ chức, nhưng chúng cũng cần năng lực và quyền tự chủ để phát triển.

Sau khi trải qua hàng loạt nghiên cứu, Michele Borba đã xác định được 7 kỹ năng mà trẻ cần để nâng cao tinh thần bền bỉ, khả năng phục hồi, năng lực xã hội, khả năng tự nhận thức và sức mạnh đạo đức:

1. Sự tự tin

Con bạn là đứa trẻ TỰ TIN hay TỰ TI? So sánh 10 biểu hiện nhỏ nhặt sau đây,  KẾT QUẢ rõ mồn một

Hầu hết các bậc cha mẹ đều đánh đồng lòng tự trọng với sự tự tin, có rất ít bằng chứng cho thấy việc nâng cao lòng tự trọng sẽ làm tăng thành công trong học tập hoặc thậm chí là hạnh phúc đích thực. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những đứa trẻ cho rằng điểm số của mình là do nỗ lực và thế mạnh của bản thân sẽ thành công hơn những đứa trẻ tin rằng chúng không thể kiểm soát được kết quả học tập.

Sự tự tin thực sự là kết quả của việc làm tốt, đối mặt với những trở ngại, tìm ra giải pháp và tự mình khắc phục. Những đứa trẻ có sự tự tin biết rằng chúng có thể thất bại nhưng cũng có thể phục hồi, và đó là lý do tại sao chúng ta phải giải phóng bản thân khỏi cảm xúc tiêu cực.

2. Sự đồng cảm

12 biểu hiện của đứa trẻ có bộ não cực kì nhạy cảm, cha mẹ khéo léo giúp con  có lợi thế hiếm có, dễ gặt hái thành công

Sức mạnh tính cách này có ba kiểu riêng biệt: sự đồng cảm về mặt tình cảm, khi chúng ta chia sẻ cảm xúc của người khác và cảm nhận được cảm xúc của họ; sự đồng cảm về hành vi, khi sự quan tâm đồng cảm thúc đẩy chúng ta hành động với lòng trắc ẩn; sự đồng cảm về nhận thức, khi chúng ta hiểu suy nghĩ của người khác hoặc đặt vào hoàn cảnh của họ.

Trẻ em cần vốn từ vựng về cảm xúc để phát triển sự đồng cảm. Dưới đây là những cách cha mẹ có thể dạy điều đó như đặt câu hỏi, chia sẻ cảm xúc và để ý đến những người xung quanh.


3. Tự chủ

Những hoạt động vừa học vừa chơi tại nhà cho bé - VnExpress Đời sống

Khả năng kiểm soát sự chú ý, cảm xúc, suy nghĩ, hành động và mong muốn là một trong những sức mạnh có mối tương quan chặt chẽ nhất với thành công. Một cách để dạy tính tự chủ là ra tín hiệu. Một số trẻ gặp khó khăn trong việc thay đổi trọng tâm giữa các hoạt động. Đó là lý do tại sao giáo viên sử dụng "tín hiệu chú ý" như rung chuông hoặc ra hiệu bằng lời nói.

Một kỹ thuật mà các bậc phụ huynh nên tham khảo là sử dụng các khoảng dừng căng thẳng. Chậm lại giúp trẻ có thời gian để suy nghĩ. Dạy "lời nhắc tạm dừng" mà con bạn có thể sử dụng để nhắc nhở chúng dừng lại và suy nghĩ trước khi hành động.

4. Chính trực

4 sai lầm của cha mẹ khi dạy con về tiền bạc - BeRich

Tính chính trực là tập hợp những niềm tin, năng lực, thái độ và kỹ năng đã học được để tạo ra một la bàn đạo đức mà trẻ có thể sử dụng để biết và làm điều gì là đúng.

Cha mẹ có giữ được chữ tín qua việc nói đi đôi với làm trong các mối quan hệ giữa cha mẹ với con, cha mẹ với nhau và cha mẹ với những người xung quanh không? Tiết chế chính mình, lắng nghe và kiên nhẫn hướng dẫn con, đó chính là cách rèn cho con phẩm chất chính trực.

5. Sự tò mò

Vì sao óc tò mò giúp trẻ học sâu?

Tò mò là sự nhận biết, theo đuổi và mong muốn khám phá những sự kiện mới lạ, đầy thử thách. Để giúp trẻ xây dựng trí tò mò, Michele Borba thường sử dụng các món đồ chơi thủ công để tăng khả năng tư duy của các đứa trẻ. Đưa cho các em sơn, sợi và que kem để tạo ra các công trình,hoặc đưa ra những chiếc kẹp giấy cùng dụng cụ làm sạch đường ống và thách thức con xem chúng có thể tự suy nghĩ những phương án khác để sử dụng.

6. Kiên trì

Kiên trì giúp trẻ thành công tốt hơn IQ - VnExpress Đời sống

Một số đứa trẻ bỏ cuộc vì cảm thấy choáng ngợp với tất cả các vấn đề hoặc tất cả bài tập của mình. Chia nhiệm vụ thành những phần nhỏ hơn sẽ giúp ích cho những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc bắt đầu.

Ví dụ, bạn có thể dạy con mình phân chia bằng cách che tất cả các bài Toán của con bằng một mảnh giấy, ngoại trừ hàng trên cùng và hạ tờ giấy đã che xuống hàng tiếp theo khi mỗi bài toán được hoàn thành.

Trẻ lớn hơn có thể viết từng bài tập trên một tờ giấy ghi chú, theo thứ tự độ khó và thực hiện từng nhiệm vụ một. Borba khuyên cha mẹ nên khuyến khích trẻ làm việc khó nhất trước để họ không bị căng thẳng bởi vì sự tự tin và tính kiên trì được xây dựng khi trẻ hoàn thành những phần lớn hơn một mình.

7. Lạc quan

9+ thái độ của trẻ mầm non NÊN CÓ trước khi bước vào lớp 1

Những đứa trẻ lạc quan xem những thách thức và trở ngại chỉ là tạm thời và có thể vượt qua, vì vậy chúng có nhiều khả năng thành công hơn. Mặt khác, những đứa trẻ tiêu cực coi những thử thách là vĩnh viễn, giống như những khối xi măng không thể di chuyển, vì vậy chúng có nhiều khả năng bỏ cuộc.

Dạy trẻ tính lạc quan bắt đầu từ chúng ta. Trẻ em coi lời nói của cha mẹ như tiếng nói nội tâm của chúng. Vì vậy hãy chú ý đến những thông điệp điển hình của bạn và đánh giá quan điểm mà bạn dành cho con mình.

Quỳnh Giang (Theo Forbes)