Xuất hiện chủng virus gây tử vong đến 88%

Quỳnh Giang

13/08/2021 15:13

Ngày 10/8, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, các cơ quan y tế ở Guinea (Châu Phi) đã xác nhận một trường hợp tử vong do vi rút Marburg, một bệnh sốt xuất huyết có khả năng lây nhiễm cao tương tự như Ebola.

Virus Marburg là gì và được phát hiện ở đâu?

Bệnh do vi rút Marburg là một bệnh có độc lực cao, gây sốt xuất huyết, với tỷ lệ tử vong lên đến 88%. Nó cùng họ với vi rút gây bệnh do vi rút Ebola.

Hai đợt bùng phát lớn xảy ra đồng thời ở Marburg và Frankfurt của Đức, và ở Belgrade, Serbia, vào năm 1967, dẫn đến sự ghi nhận ban đầu của căn bệnh này.

Sự bùng phát có liên quan đến công trình thí nghiệm sử dụng khỉ xanh châu Phi (Cercopithecus aethiops) nhập khẩu từ Uganda.

33-1628587322.png

 Khoanh vùng khu vực đã xảy ra các ca lây nhiễm của virus Marburg

 

Sau đó, các vụ bùng phát và các trường hợp lẻ tẻ đã được báo cáo ở Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Kenya, Nam Phi (một người có tiền sử du lịch gần đây đến Zimbabwe) và Uganda.

Năm 2008, hai trường hợp độc lập đã được báo cáo ở những du khách đến thăm hang động có bầy dơi Rousettus ở Uganda.

 

Diễn biến bệnh dịch

Trường hợp mới của Guinea lần đầu tiên được xác định vào tuần trước, chỉ hai tháng sau khi quốc gia này được tuyên bố không có Ebola sau đợt bùng phát ngắn hồi đầu năm nay khiến 12 người thiệt mạng.

Một thành viên của Hội Chữ thập đỏ Pháp đã khử trùng khu vực xung quanh một người bất động nghi mang virus Ebola. Ngay sau đó, WHO tuyên bố bùng phát dịch Ebola ở Guinea

WHO cho biết hôm thứ Hai, bệnh nhân, người đã chống chọi với căn bệnh này, lần đầu tiên tìm cách điều trị tại một phòng khám địa phương trước khi tình trạng của anh ta xấu đi nhanh chóng

Các nhà phân tích tại phòng thí nghiệm sốt xuất huyết quốc gia của Guinea và Viện Pasteur ở Senegal sau đó đã xác nhận chẩn đoán của Marburg.

Trong những đợt bùng dịch trước, tỷ lệ tử vong của bệnh Marburg dao động khoảng 24%-88%, tùy vào biến chủng và khả năng kiểm soát ca mắc, WHO cho biết.

Các đợt bùng phát dịch Marburg bắt đầu khi một động vật bị nhiễm bệnh, chẳng hạn như khỉ hoặc dơi ăn quả, truyền vi-rút sang người. Sau đó, vi rút lây lan từ người sang người khi tiếp xúc với chất dịch cơ thể của người bị bệnh.

34-1628587497.jpeg

Một bác sĩ điều trị cho một bệnh nhân nghi nhiễm Ebola ở Congo năm 2007. Ảnh: Doctors Without Borders

Các triệu chứng bao gồm nhức đầu, nôn ra máu, đau cơ và chảy máu qua các bộ phận hở trên cơ thể.

 

Y tế vẫn chưa có vacxin điều trị dứt điểm

32-1628587168.png

Tổ chức Y tế Thế giới và các nước phát hiện bệnh nhân đang cố gắng dùng mọi biện pháp để cách ly, ngăn chặn dịch bệnh lây lan

Và từ đó cho đến nay, cũng như các loại virus gây bệnh sốt xuất huyết khác thì vẫn chưa có một loại vắc-xin nào để phòng ngừa hay thuốc điều trị vi rút Marburg này.

WHO khuyến cáo cách phòng ngừa hiện nay hiệu quả nhất là nên tránh tiếp cận với những khu vực phát hiện virus và có người nhiễm bệnh.

 

Số ca mắc COVID-19 trên thế giới đến sáng 10/8:

Cả thế giới có 204.013.949 ca mắc, trong đó 183.201.888 khỏi bệnh; 4.314.585 tử vong và 16.497.476 đang điều trị (99.044 ca diễn biến nặng).

Châu Âu tăng 89.870 ca; Bắc Mỹ tăng 93.519 ca; Nam Mỹ tăng 27.618 ca; châu Á tăng 239.249 ca; châu Phi tăng 22.833 châu Đại Dương tăng 902 ca.

Tại Đông Nam Á, trong ngày ghi nhận 70.859 ca, trong đó: Indonesia tăng 20.709 ca, Malaysia tăng 17.236 ca, Thái Lan tăng 19.603 ca, Philippines tăng 8.900 ca, Myanmar tăng 3.611, Campuchia tăng 508 ca, Lào tăng 170 ca, Singapore tăng 72 ca, Đông Timor tăng 50 ca.

 

Quỳnh Giang
Bạn đang đọc bài viết "Xuất hiện chủng virus gây tử vong đến 88%" tại chuyên mục Sức khỏe.