Lý để có buổi ký kết này là trước đó, trước thông tin Vietnam Airlines đang đối diện với nguy cơ phá sản do ảnh hưởng Covid 19, đã có ba ngân hàng lên tiếng cho Hãng hàng không quốc gia vay 4.000 tỷ đồng. Cụ thể, các ngân hàng cam kết là Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank), Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB).
Như vậy, Vietnam Airlines vẫn còn thiếu 2.000 tỷ đồng để có vốn tiếp tục hoạt động. Nguồn tiền này sẽ được Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam (MSB), Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội (SHB) cho vay trong thời gian tới.
Nguyên nhân là theo Vietnam Airlines, dù phục hồi toàn bộ thị trường nội địa nhưng Vietnam Airlines vẫn bị thất thu do các đường bay quốc tế vẫn chưa được mở lại. Theo thống kê trong năm 2020, Vietnam Airlines khai thác khoảng 96.500 chuyến bay, giảm hơn 48% so với năm trước do ảnh hưởng của dịch Covid 19, điều này khiến doanh thu chỉ đạt 40.613 tỷ đồng, giảm 59% so với cùng kỳ.
Trong báo cáo về tình hình phát triển doanh nghiệp trong năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến số lỗ 6 tháng đầu năm của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines – Mã: HVN) có thể lên đến 10.000 tỷ đồng.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhu cầu vận tải hàng không giảm mạnh từ 34,5% - 65,9% so với năm 2019; doanh thu dịch vụ vận tải hàng không năm 2020 sụt giảm trung bình trên 61% so với 2019.
Các tổ chức tín dụng và Vietnam Airlines đang tích cực triển khai các thủ tục đàm phán thống nhất ký kết hợp đồng tín dụng để sớm giải ngân dự kiến trong cuối tháng 6, đầu tháng 7 năm 2021.
Ngoài gói vay từ SeABank, cũng trong ngày 3/7 này, Vietnam Airlines, SeABank và Công ty Cổ phần Tập đoàn BRG đã chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm cùng nhau phát triển trong nhiều lĩnh vực. Mục tiêu là nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi bên, đồng thời mang tới những sản phẩm và dịch vụ mới cho khách hàng trong nước lẫn khách hàng quốc tế.