EIU không đưa ra mức tăng trưởng doanh số bán lẻ cụ thể tại Việt Nam và Ấn Độ. Tuy nhiên, trong tình hình tăng trưởng thị trường bán lẻ toàn thế giới đang có xu hướng chững lại, châu Á Thái Bình Dương được kỳ có mức tăng trưởng cao nhất thế giới vào năm 2020, đạt 3,3%, thấp hơn 0,5 điểm % so với mức tăng năm 2019.
Tại Việt Nam, thị trường bán lẻ đã có mức tăng hai chữ số mỗi năm trong gần hai thập kỷ, theo số liệu từ Tổng cục thống kê.
Theo tính toán của EIU, 45% doanh thu bán lẻ toàn cầu sẽ nằm ở khu vực châu Á.
Châu Á là nơi các nhà đầu tư đặt kì vọng trở thành động lực tăng trưởng chính trong tương lai, đặc biệt trong ngành tài chính và bán lẻ. HSBC - một trong những định chế tài chính toàn cầu có tuổi đời lâu nhất cho biết trong một cuộc họp hồi tháng 10 vừa qua, châu Á sẽ là tiếp theo của tập đoàn trong những năm tới. Các nhà bán lẻ lớn như 7Eleven và Takashimaya cũng có kế hoạch chuyển đến các thị trường mới nổi, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á.
Dòng vốn của các nhà đầu tư cũng chảy vào ngành bán lẻ, dịch vụ khu vực châu Á thông qua việc theo chân các mô hình mới như Grab hay Go-jek, OYO. Khu vực Đông Nam Á đạt kỉ lục về dòng vốn đầu tư trong năm 2018, theo báo cáo của Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.
Ngành bán lẻ toàn cầu bắt đầu giảm tốc, với mức tăng khoảng 2,2% trong năm 2020, thấp hơn so với mức tăng 2,5% vào năm 2019 do nền kinh tế thế giới đứng gặp nhiều khó khăn về địa chính trị.
Căng thẳng thương mại Mỹ và Trung Quốc tiếp tục là một trong những mối bận tâm hàng đầu của các nhà đầu tư đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ. Nếu không có một thỏa thuận nào đạt được, thuế suất dự kiến sẽ tiếp tục tăng trong năm tới, EIU dự báo.
Ngoài những vấn đề của Mỹ - Trung, sự kiện Brexit và bạo động ở Hồng Kông cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho thị trường bán lẻ toàn cầu, sẽ có nhiều cửa hàng phải đóng cửa, đồng thời các công ty cũng sẽ cắt giảm nhân công. Doanh thu bán lẻ của Hong Kong trong tháng 9.2019 đã giảm tới 18,3% so với năm ngoái, theo số liệu công bố của cơ quan chính phủ.
Dâng Phạm