Vì sao các tỷ phú đô la Việt Nam đều khởi nghiệp bằng nghề ... đi buôn?

Trần Đạt

15/05/2021 11:06

Năm trong 6 doanh nhân Việt vừa vinh dự được xướng tên trong danh sách tỷ phú thế giới của Forbes đều khởi nghiệp bằng nghề đi buôn. Ông Phạm Nhật Vượng từng buôn áo gió và phá sản; tỷ phú Hồ Hùng Anh, Nguyễn Đăng Quang buôn mì gói, Bà Thảo, ông Trần Đình Long thì buôn đồ cũ. Đúng như ông cha đã đúc kết nhỉ - 'phi thương bất phú'

2021 là năm đầu tiên Việt Nam ghi nhận có 6 tỷ phú USD, theo Forbes, gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Hùng Anh, ông Trần Bá Dương và ông Nguyễn Đăng Quang.

0604typhu-ubat-1617763615-1617783757.jpg
Các doanh nhân Việt trong danh sách tỷ phú của Forbes.

Trong số 6 tỷ phú đôla của Việt Nam, 2 người tốt nghiệp đại học trong nước và 4 người đi du học ở nước ngoài trước khi trở lại Việt Nam lập nghiệp. Và họ đều trải qua những ngày khởi nghiệp không phải lúc nào cũng trải hoa hồng.

Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT Vingroup: Buôn áo gió và phá sản

Những năm 1980, thông qua mối quan hệ hữu nghị tốt đẹp với các nước Đông Âu - đặc biệt là Liên Xô (cũ), Việt Nam đã gửi rất nhiều học sinh đạt thành tích học tập xuất sắc nhất sang học tập, về kinh tế - tài chính đến khoa học - kỹ thuật. Thời kỳ đó, du học Liên Xô là niềm mơ ước thoát nghèo của nhiều thanh niên Việt Nam.

2-1617783896.jpg
 

Ông Phạm Nhật Vượng cũng thuộc lớp thanh niên ưu tú khi đó. Năm 1987, nhờ thành tích xuất sắc về toán học, ông Vượng giành suất học bổng du học tại Học viện địa chất Moscow, chuyên ngành kinh tế và địa chất.

Nhớ lại thời kỳ này, chia sẻ trên tờ Tuổi trẻ, ông Vượng nói: "Tôi chỉ là một người bình thường thôi. Tôi đi học ở Liên Xô, rồi ở lại làm việc. Bắt đầu khởi nghiệp thực ra là từ năm thứ 3 đại học. Ở Moscow, tại Dom 5 (khu thương xá tập trung làm ăn buôn bán của người Việt tại Nga thời đó-PV), mình cũng đi thuê một cái phòng để bán hàng nhưng buôn bán kém, cứ càng buôn càng lỗ. Sau đó mới mở cái nhà hàng tại Dom ấy luôn.

Đến đoạn sau thì nhập hàng từ Việt Nam sang. Hồi ấy buôn áo gió là đỉnh điểm, ban đầu kiếm được nhiều tiền lắm. Nhưng cuối cùng cũng lại mất sạch. Phá sản luôn ấy. Vì khi thị trường đi xuống mình phản ứng không đúng và không kịp. Sinh viên đã có kinh nghiệm gì đâu nên mới bị phá sản. Khi rời Moscow đi xuống Kharkov vẫn còn nợ 40.000 USD".

Năm 1993, sau khi tốt nghiệp và kết hôn với người bạn gái đại học, ông cùng vợ chuyển tới thành phố Kharkov, mở một cửa hàng ăn lấy tên Việt Nam Thăng Long. Theo tờ Fast Salt Times của Ukraine, cửa hàng ăn của ông Vượng đặt tại nhà số 5, cao tốc Aminevskoe, nơi có nhiều người Việt sinh sống vào những năm 1990.

"Đồ ăn ngon, giá cả phải chăng và hợp túi tiền, nhà hàng của ông Vượng đã nhanh chóng phát triển và trở nên nổi tiếng với không chỉ người dân Kharkov mà với cả những du khách tới thành phố", cựu thị trưởng thành phố Kharkov Michael Pilipchuk nhớ lại.

Giai đoạn những năm 1990, do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị Kharkov trống không và người dân buộc phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Tận dụng cơ hội, ông Vượng về Việt Nam mua một dây chuyền mỳ ăn liền hai vắt thô sơ, quay tay đưa sang Ukraine và bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền hiệu Miniva, bán cho dân bản địa. Sản phẩm của Technocom hoàn toàn xa lạ với Ukraine nhưng lại nhanh chóng được đón nhận. Technocom ra đời ngày 8/8/1993, ngày 8/8 sau này cũng được chọn là ngày thành lập tập đoàn Vingroup.

Trải qua nhiều thăng trầm, ông Phạm Nhật Vượng đã xây dựng ra VinGroup như ngày nay và sở hữu 7,2 tỷ USD, giàu thứ 344 trên thế giới.

Bà Nguyễn Phương Thảo – Tổng giám đốc VietjetAir: Dậy từ 5 giờ sáng, ngủ lúc 2 giờ sáng khi khởi nghiệp

Khi bắt đầu khởi nghiệp, vốn liếng của bà Thảo lúc bấy giờ chỉ là một chữ tín và sức lao động chăm chỉ đến phi thường của bản thân. Đối với bà Thảo, việc kinh bắt đầu lúc 5h sáng và kết thúc lúc 2h sáng hôm sau là điều bình thường.

Bà chia sẻ: “Khi thấy mình chăm chỉ và có trách nhiệm thì các đối tác phân phối lớn sẽ chọn là đại lý để phân phối hàng cho họ nên mình không cần nhiều vốn. Do mình làm việc rất hiệu quả và trung thực. Ví dụ, thị trường giá cả hay biến động thì mình làm việc theo cách ngày nào giá bao nhiêu và doanh thu ngày hôm đấy tương ứng với giá hôm ấy mình đều thông báo cho họ rất cẩn thận. Bởi vậy, người ta có niềm tin và thấy được làm việc với mình hiệu quả, doanh thu lợi nhuận đảm bảo tốt”.

tieu-su-nguyen-thi-phuong-thao-1617784042.jpg
 

Chỉ bằng niềm tin mãnh liệt và sức lao động cần củ, sau 3 năm bà Thảo đã có 1 triệu USD đầu tiên (thời đó là rất lớn). Trở thành triệu phú đô la đầu tiên khi mới 21 tuổi nhờ kinh doanh các loại hàng điện tử, máy văn phòng, máy fax và cao xu tự nhiên. Với số vốn này, bà Thảo cũng bắt đầu chuyển sang kinh doanh những mặt hàng công nghiệp như sắt thép, máy móc, phân bón và một số loại hàng hóa khác.

Tuổi thơ êm ấm và được hưởng nền giao dục và tình thương của gia đình chính là chìa khóa giúp bà Thảo sẵn sàng đối mặt và chinh phục thử thách lớn. Bà Thảo hiện sở hữu 2,8 tỷ USD, giàu thứ 1.111 trên thế giới.

Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hoà Phát: Chuyên buôn đồ cũ từ Nga về

Từng có mặt trong danh sách tỷ phủ vào năm 2018 với tài sản ròng 1,3 tỷ USD, mãi phải tới năm 2021, ông Trần Đình Long mới quay trở lại danh sách này cùng tài sản tăng vọt lên mốc 2,2 tỷ USD.

Được gọi bằng danh xưng "ông vua thép" của Việt Nam, ông Trần Đình Long có bằng cử nhân Đại học Kinh tế Quốc dân chuyên ngành kinh tế. Đến nay, tập đoàn Hoà Pháp do ông Long sáng lập đang là nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam.
Những ngày đầu khởi nghiệp, năm 1992, ông Trần Đình Long cùng người bạn thân thiết của mình là ông Trần Tuấn Dương thành lập Công ty TNHH Thiết bị Phụ Tùng. Đây là công ty chủ yếu buôn bán đồ cũ từ Nga về, sau 6 năm bôn ba tìm hiểu về thị trường. Và cũng kể từ đây, sự nghiệp kinh doanh của ông chính thức bắt đầu. 

ong-tran-dinh-long-chu-tich-hdqt-tap-doan-hoa-phat-nguoi-khong-nhin-vao-ngan-han1576612920-1617784010.jpg
 

Bắt đầu từ năm 1992 đến năm 1996, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty TNHH Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát. 

Và từ năm 1996 đến năm 2005, ông giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. 
Phải sau đến 8 năm, bán đủ thứ từ máy móc, nội thất tới ống thép, vào năm 2000, "thép xây dựng" mới có mặt trong danh mục sản phẩm của Hòa Phát.

Năm 2007, Tập đoàn Hòa Phát chính thức ra đời. Khu liên hợp Gang thép tại Hải Dương của Hòa Phát được xây dựng, mục tiêu trở thành nhà sản xuất thép hàng đầu Việt Nam của Hòa Phát và đến nay, mục tiêu này đã trở thành hiện thực.

Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank: Làm trong lĩnh vực mì gói và tương ớt

Ông Hồ Hùng Anh đã luôn cho thấy mình là một người tài giỏi ngay từ khi vẫn còn ngồi trên ghế nhà trường với loạt thành tích xuất sắc. Quá trình khởi nghiệp của ông bắt đầu được thực hiện ở tại Liên Bang Nga. Khi khởi nghiệp tại thị trường Nga, ông Hùng Anh đã lựa chọn lĩnh vực mì gói và tương ớt để bắt đầu hoạt động kinh doanh của mình.

Việc lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh bằng sản xuất và buôn bán mì gói đã giúp Hồ Hùng Anh thu về được rất nhiều lợi nhuận. Trong 3 năm từ năm 1994 đến 1997 ông đã giữ chức vụ Giám đốc Công ty SANMEX tại Cộng Hòa Liên Bang Nga.

ho-hung-anh-5-1617784057.jpg
 

Sau khi đã gặt hái được những thành công nhất định tại thị trường Đông Âu, ông đã quyết định trở về Việt Nam tiếp tục hỗ trợ người bạn của người xây dựng Masan. Trở lại Việt Nam ông Hùng Anh liên tục nắm giữ những vị trí quan trọng trong bộ máy tổ chức của công ty này như: phó chủ tịch HĐQT…

Đến năm 2005 ông Hồ Hùng Anh tham gia vào hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank và đưa Techcombank lên vị trí như ngày nay.

Ông Trần Bá Dương - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (THACO): Thợ sửa xe siêu đẳng

Ông Trần Bá Dương có mặt trong danh sách của Forbes ở vị trí số 1.931 cùng tài sản ròng 1,6 tỷ USD. Năm 1983, ông Trần Bá Dương tốt nghiệp Đại học Bách khoa TP HCM với tấm bằng kỹ sư chuyên ngành Máy nâng chuyển bốc xếp.

chutichthaco-roow-1617784172.jpg
 

Ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc với vai trò một thợ sửa xe vào những năm 1980 và dần được đề xuất lên các vị trí quản lý. Ông sáng lập THACO vào năm 1997. Ban đầu, THACO chỉ bán xe và sau đó bắt đầu lắp ráp xe cho các thương hiệu quốc tế như Kia, Mazda và Peugeot. Đến nay, THACO là một trong những công ty xe lớn nhất Việt Nam.

Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan: Tiến sĩ hạt nhân đi buôn mì gói

Là gương mặt tiêu biểu của “thế hệ vàng” du học sinh Việt Nam tại Đông Âu những năm 1980-1990, Nguyễn Đăng Quang cùng với những người bạn cùng thời như Phạm Nhật Vượng, vợ chồng Nguyễn Thị Phương Thảo - Nguyễn Thanh Hùng, hay Hồ Hùng Anh... đều trở thành những tỷ phú giàu nhất Việt Nam.

mrquang-rujd-1617784275.jpg
 

Sau 10 năm du học, ông Quang tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) của Đại học Kinh tế Nga Plekhanov và Tiến sĩ Khoa học Công nghệ tại Học viện Khoa học Quốc gia Belarus và trở về nước nước công tác tại Viện khoa học Việt Nam một thời gian. Nhưng rồi không lâu sau đó, ông trở lại Nga để “buôn” mì gói. 

Hồi mới nổi, nhiều người hỏi “nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mỳ gói?", người đứng đầu Masan trả lời tại Đại hội cổ đông 2019: “Hơn hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu "no bụng" người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.

Và mì gói là sản phẩm xuyên suốt của Masan cho đến tận bây giờ.

Trần Đạt