Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp Văn hóa doanh nghiệp được tạo nên từ nhiều yếu tố vô hình và hữu hình, cụ thể như: Phong cách làm việc, giao tiếp, thói quen của nhân viên trong công ty; Cách nhận thức và ứng xử của nhân viên; Quy định của công ty; Đồng phục của nhân viên trong công ty.
Nhìn chung, nhân sự chính là yếu tố then chốt tạo nên văn hóa doanh nghiệp. Vậy nên, mỗi môi trường sẽ đặc trưng bởi một văn hóa khác nhau.
Tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp
Không phải tự nhiên những công ty được bình chọn là “Môi trường làm việc tốt nhất” lại gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh. Các doanh nghiệp này thường có xu hướng tập trung phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ, giúp nhân viên cảm thấy tích cực và thể hiện tốt trong công việc. Nghiên cứu được thu thập ở Culture IQ chỉ ra rằng nhân viên đánh giá chất lượng của một công ty cao hơn 20% đối với những công ty thể hiện văn hoá doanh nghiệp tích cực. Vậy, tại sao văn hóa lại là một phần quan trọng của một doanh nghiệp? Một số lợi ích của một văn hoá doanh nghiệp tích cực có thể kể đến như sau:
1. Dễ dàng hòa nhập khi văn hóa doanh nghiệp cởi mở
Văn hóa là một trong những yếu tố mà nhân viên cực kỳ quan tâm khi lựa chọn môi trường làm việc. Sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ là một cản trở lớn khiến nhân viên quyết định rời bỏ vị trí của mình. Vậy nên, một môi trường cởi mở, tích cực sẽ giúp nhân viên dễ dàng hòa nhập hơn. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của nhân viên với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.
2. Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống văn phòng
Một nền văn hóa bền vững, tích cực đóng vai trò không nhỏ trong việc phát triển đời sống của nhân viên. Khi nhân viên cảm thấy được lắng nghe và tôn trọng, họ sẽ có một động lực và tinh thần làm việc tốt nhất. Họ không ngại khó khăn, sẵn sàng cống hiến để giúp công ty ngày càng phát triển đi lên.
3. Khiến nhân viên sẵn sàng cống hiến lâu dài
Có thể bạn chưa biết tại Mỹ, có tới 35% nhân viên khẳng định họ sẽ từ chối lời mời công việc từ nhà tuyển dụng nếu văn hóa của công ty không hấp dẫn với họ. Văn hóa của doanh nghiệp chính là một trong những yếu tố đầu tiên mà các ứng viên tìm hiểu trước khi đi ứng tuyển. Do đó, để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường tuyển dụng, việc thể hiện và truyền tải văn hóa tổ chức thông qua việc nhận diện thương hiệu là điều không nên bỏ qua.
Và quan trọng hơn cả đó chính là việc thu hút ứng viên, giữ chân nhân tài. Bởi những người giỏi trong công việc họ biết rõ giá trị của mình và không mặn mà với những môi trường làm việc tiêu cực và không đánh giá cao họ. Vậy nên, những người giỏi thường có xu hướng gắn bó lâu dài với doanh nghiệp nếu họ cảm thấy kết nối với họ thông qua những giá trị và mục tiêu chung trong công việc. Đồng thời, theo khảo sát thì 74% nhân viên hiện nay cũng chia sẻ rằng, họ sẽ nghỉ việc nếu cảm thấy văn hóa công ty ngày thụt lùi. Vì thế, doanh nghiệp cần phải duy trì và cải thiện văn hóa công ty.
4. Ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng
Ngoài ra, văn hóa doanh nghiệp còn có tác động tới chất lượng dịch vụ khách hàng. Làm việc trong một môi trường tích cực, lành mạnh sẽ giúp nhân viên cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc sẵn sàng làm việc và cống hiến hơn. Điều này sẽ được phản ánh thông qua cách họ tiếp xúc với khách hàng. Họ sẽ nhiệt tình, hồ hởi, mang một năng lượng tích cực đến cho khách hàng như điều mà họ cảm nhận được từ công ty, doanh nghiệp.
5. Văn hóa doanh nghiệp tác động trực tiếp đến năng suất của đội ngũ
Theo nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc Đại học Warwick chia sẻ, những nhân viên hạnh phúc với môi trường làm việc của họ có năng suất làm việc cao hơn đến 12%, trong khi những thành viên cảm thấy không hài lòng với công việc hay tổ chức thì năng suất thấp hơn 10%.
Thúc đẩy sự kết nối giữa nội bộ nhân viên là chìa khóa cho mọi tổ chức để thúc đẩy năng suất, tăng doanh thu và duy trì tính cạnh tranh. Bản chất của văn hóa doanh nghiệp là khích lệ, tăng cường tiềm lực, quy tụ được sức sáng tạo của đội ngũ, tạo ra nhiều lợi nhuận cho tổ chức. Vì vậy, doanh nghiệp có môi trường văn hóa làm việc lành mạnh, nhân viên sẽ luôn được khuyến khích đưa ra ý kiến, phát huy khả năng sáng tạo…để nâng cao chất lượng hợp tác, làm việc nhóm nhằm nâng cao hiệu quả của bản thân. Điều đó cho thấy vai trò của văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của nguồn nhân lực.
Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0 khiến các doanh nghiệp phải nghiêm túc suy nghĩ về vấn đề phát triển văn hóa doanh nghiệp bền vững trước năng lực cạnh tranh của đội ngũ.
6. Văn hóa doanh nghiệp đối với sự phát triển chuyên nghiệp của mỗi thành viên
Tổ chức chú trọng vào việc củng cố và xây dựng văn hóa doanh nghiệp bền vững thì sẽ phát triển được tối đa năng lực của nhân sự trong các lĩnh vực cụ thể và mở ra cho họ cơ hội thăng tiến nghề nghiệp ở tương lai. Nhiều công ty trên thế giới lựa chọn đa dạng hóa năng lực của thành viên bằng các chương trình đào tạo chuyên biệt như: training củng cố kỹ năng, nâng cao kiến thức chuyên môn…
Nghiên cứu trong Báo cáo về thế hệ Nhân sự tiếp theo của 15Five chỉ ra rằng, có đến 75% các nhân viên tiềm năng đã bày tỏ nguyện vọng của mình về việc được đào tạo thêm kỹ năng về quản lý và lãnh đạo. Điều này cho thấy mong muốn được học hỏi ở đội ngũ nhân sự là rất lớn.
Những công ty có chiến lược dài hạn cho việc phát triển năng lực của thành viên trong đội ngũ sẽ song song phát triển tốt văn hóa doanh nghiệp mạnh mẽ hơn so với các tổ chức thiếu chú trọng yếu tố này. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong vấn đề hoàn thiện kỹ năng nhân viên một cách chuyên nghiệp
Cách xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng văn hóa hiệu quả cho công ty tại Việt Nam, bạn có thể áp dụng mô hình văn hóa doanh nghiệp với các bước cơ bản sau.
Đầu tiên, hãy xác định những giá trị cốt lõi mà tổ chức muốn thể hiện, những nguyên tắc không thể thiếu để định hình văn hóa.
Tiếp theo, lãnh đạo cần trở thành hình mẫu của các giá trị cốt lõi và thể hiện văn hóa doanh nghiệp thông qua hành động hàng ngày. Để đảm bảo nhân viên hiểu rõ và áp dụng giá trị cốt lõi, việc hỗ trợ đào tạo cũng như thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân là rất cần thiết. Đồng thời, tổ chức nên xây dựng môi trường làm việc thúc đẩy sự đoàn kết và sáng tạo, nơi mọi người được đón nhận và thể hiện bản thân.
Yếu tố cuối cùng là liên tục đánh giá và điều chỉnh bản sắc để phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp.