Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng trên sàn thương mại điện tử

Mai Phương

15/09/2023 17:01

Sáng 15/9 tại Hà Nội, Vụ Thị trường trong nước và Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công thương đã phối hợp với Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức buổi Hội thảo “Tuyên truyền, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trên sàn thương mại điện tử năm 2023”.

quang-canh-hoi-thao-tuyen-truyen-quang-ba-ho-tro-phat-trien-thuong-mai-mien-nui-hai-dao-tren-san-tmdt-nam-2023-1694768368.JPG

Quang cảnh Hội thảo “Tuyên truyền, quảng bá hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, hải đảo trên sàn TMĐT năm 2023”.

Hội thảo được tổ chức nhằm mục đích quảng bá, giới thiệu các sản phẩm đặc trưng, đặc sản của khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo; chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT). Qua đó, góp phần hỗ trợ phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng và doanh nghiệp về vai trò quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin, TMĐT trong giai đoạn hiện nay.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công thương cho biết: Trong thời gian qua, nhiều hoạt động phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương với những nền tảng TMĐT lớn như Sendo, Voso, Tiki, Shopee, Lazada hay Postmart…đã hỗ trợ hàng nghìn lượt doanh nghiệp tiếp cận phương thức phân phối hàng hóa trên TMĐT. 

ba-le-viet-nga-pho-vu-truong-vu-thi-truong-trong-nuoc-bct-1694768368.JPG

Bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tại chương trình, các đại biểu, các chuyên gia đã cung cấp thông tin về tình hình tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên sàn TMĐT, những khó khăn, vướng mắc trong việc đưa sản phẩm đặc sản miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lên sản TMĐT. Đồng thời, Hội thảo cũng đưa ra một số giải pháp và định hướng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc trưng, đặc sản vùng miền trên các sàn TMĐT nhằm khẳng định chỗ đứng của các sản phẩm này trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Theo ông Lê Đức Thịnh – Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT chia sẻ: TMĐT là xu thế tất yếu, không thể nào không đi. Việt Nam hiện nay đã có những điển hình về TMĐT ở quy mô lớn như trường hợp vải thiều Bắc Giang, rồi quy mô nhỏ, hộ gia đình. Nhưng làm thế nào để tận dụng TMĐT?

“Việc đầu tiên của bà con muốn đẩy mạnh TMĐT thì chúng ta phải thay đổi phương thức sản xuất, phương thức quản trị về kinh doanh. Quản trị sản xuất, kinh doanh trước hết phải được tập hợp lại từ những hộ nhỏ vào trong các nhóm, tổ sản xuất, hợp tác xã. TMĐT không loại trừ các cá nhân nhưng TMĐT dứt khoát phải đạt được những vấn đề liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm, quy trình sản xuất, đặc biệt là thị hiếu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng mong muốn sản phẩm ngon, đặc thù, đặc sản nhưng người tiêu dùng cũng mong muốn nhưng sản phẩm minh bạch, có kiểm soát. Vì như thế cho nên, việc chuyển đổi mô hình, quản trị sản xuất trước hết phải bắt đầu từ từng hộ dân, từ các nhóm, tổ, hợp tác xã.” – ông Thịnh nhấn mạnh. 

ong-le-duc-thinh-cuc-truong-cuc-kinh-te-hop-tac-va-phat-trien-nong-nghiep-bo-nnptnt-tham-luan-tai-hoi-thao-1694768368.JPG

Ông Lê Đức Thịnh - Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển Nông nghiệp - Bộ NN&PTNT tham luận tại Hội thảo.

Ngoài ra, ông Thịnh cho rằng cần phải đa dạng hoá các phương thức hợp tác. Chúng ta không thể nào đơn thuần kinh doanh một sản phẩm mà phải kết hợp nhiều hoạt động, trong đó bên cạnh thương mại, sản xuất nông sản có thể kết hợp với hoạt động phi nông nghiệp như du lịch, chương trình xúc tiến thương mại khác nhau.

Cũng trong khuôn khổ Hội thảo, đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác về việc kết nối xúc tiến giao thương các sản phẩm đặc trưng, đặc sản khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lên sàn TMĐT.

Mai Phương