Hiện tại Sumitomo đang vận hành ba khu công nghiệp ở ngoại thành Hà Nội, phục vụ 190 công ty, hầu hết là các doanh nghiệp đồng hương Nhật Bản.
Theo kế hoạch, Sumitomo sẽ chi 117 triệu USD để mở rộng hai khu công nghiệp Thăng Long II và Thăng Long III với tổng diện tích bổ sung là 290 héc-ta.
Thống kê của Vinacapital trong nửa đầu năm 2019 cho thấy có 13 doanh nghiệp quyết định dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và 8 doanh nghiệp đang cân nhắc dịch chuyển.
Thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam đang được hưởng lợi đáng kể từ làn sóng dịch chuyển này.
Sự dịch chuyển sản xuất này không hoàn toàn bắt nguồn từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, Ts. Phạm Sỹ Thành, Giám đốc Chương trình nghiên cứu Trung Quốc chia sẻ trong buổi toạ đàm Step into the future do HSBC Việt Nam tổ chức. Ông Thành cho rằng một nguyên nhân của sự dịch chuyển nói trên là sự nâng cấp ngành công nghiệp Trung Quốc.
Mặc dù tăng trưởng, giá thuê nhà xưởng và kho tại Việt Nam vẫn đang thấp so với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Malaysia.
Thu hút đầu tư nước ngoài, và hưởng lợi từ việc phát triển bất động sản công nghiệp, Việt Nam vẫn khiến các doanh nghiệp nước ngoài e ngại về cơ sở hạ tầng, các thủ tục pháp lý, và chi phí logistics - theo ý kiến các diễn giả tham dự chương trình toạ đàm của HSBC.
Xem thêm: Bất động sản công nghiệp Việt Nam có cơ hội tăng trưởng mạnh mẽ