[Photo] Quy trình giám sát khử khuẩn cho vải thiều xuất khẩu sang Nhật Bản

Minh Thảo

27/05/2021 11:09

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, việc cải tiến quy trình xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản, chất lượng được phía Nhật khẳng định rất tốt. Hôm qua, ngày 26/5 có 3 doanh nghiệp xuất khẩu lô vải sớm đầu tiên của Tân Yên (Bắc Giang) sang Nhật Bản với số lượng khoảng 20 tấn.

Sáng 26/5, lô vải đầu tiên của mùa vụ 2021 gồm 20 tấn vải thiều sớm của huyện Tân Yên (Bắc Giang) đã được thu mua, xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Trong tình hình đặc biệt vì diễn biến của dịch COVID-19 đang phức tạp, Bộ Nông Lâm Ngư nghiệp Nhật Bản đã tạm thời ủy quyền cho Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) thực hiện việc giám sát khử khuẩn cho vải thiều xuất khẩu sang thị trường này.

Để có được bước khởi đầu này, nhiều ngày qua các cán bộ làm công tác bảo đảm sau thu hoạch của vụ vải ở vùng dịch bệnh này đã nỗ lực nhiều ngày đêm không nghỉ.

"Câu chuyện về quả vải tươi của Việt Nam được nhiều người dân Nhật Bản trao đổi thường xuyên và trở thành "câu chuyện làm quà” trước khi trao đổi công việc chính", đại diện Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản chia sẻ.

"Sau khi những lô vải đầu tiên của Hải Dương đến Nhật Bản, phía Nhật Bản đã kiểm tra và phản hồi chất lượng vải rất tốt, bảo đảm sự tươi ngon",Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và Truyền thông (Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT) Nguyễn Quang Hiếu cho biết.

187146154-4011818798895277-3142746573933642331-n-1622087929.jpg
Để bảo đảm công tác phòng chống dịch trong khâu xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản, Cục Bảo vệ thực vật thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch theo 5K, phối hợp với địa phương từ sớm để tạo điều kiện cho các đơn vị vừa chống dịch vừa sản xuất, cán bộ yên tâm vào vùng dịch làm việc.
187488966-4011820668895090-2235683889810093034-n-1622087929.jpg
Cục Bảo vệ thực vật đã đàm phán với đối tác Nhật Bản thay đổi phương án xử lý thùng carton sang rổ nhựa.
191282518-4011818075562016-1311090233410497168-n-1622087929.jpg
Từng quả vải được tuyển lựa theo đúng yêu cầu của đối tác phía Nhật Bản
186508035-4011820842228406-8944819464751890680-n-1622087929.jpg
Vải sau thu hoạch được bảo quản ngay tại kho lạnh để chuyển về kiểm dịch và sơ chế tại chỗ
187597020-4011818092228681-2211728462110594612-n-1622087929.jpg
Việc kiểm tra vải được cán bộ Cục Bảo vệ thực vật phân công trực ngày đêm để bảo đảm tiến độ các đơn hàng xuất khẩu
186558236-4011818912228599-2815269559625078678-n-1622087929.jpg

Cục Bảo vệ thực vật cho biết, việc cải tiến quy trình xử lý vải xuất khẩu sang Nhật Bản, chất lượng được phía Nhật khẳng định rất tốt, hôm 26/5 có 3 doanh nghiệp xuất khẩu lô vải sớm đầu tiên của Tân Yên (Bắc Giang) sang Nhật Bản với số lượng khoảng 20 tấn. Thông tin từ Sở Công Thương Bắc Giang cho biết, tỉnh đang triển khai phương án tiêu thụ 70% tại thị trường trong nước, xuất khẩu khoảng 30%.

Bắc Giang đã xuất khẩu sang các thị trường, chủ yếu là Trung Quốc, được gần 50% trong số 2.000 tấn thu hoạch vải sớm. Ngoài sản lượng vải tiêu thụ trong nước, mùa vụ 2021 Bắc Giang dự kiến xuất khẩu khoảng 20.000 tấn vải sang thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, EU, Mỹ...

192637731-4011820815561742-7916508086715053045-n-1622087929.jpg
Tại Nhật Bản, quả vải được Hiệp hội Nhập khẩu hoa quả của Nhật Bản giới thiệu là một loại quả có giá trị. Quả vải lần đầu tiên được du nhập vào đảo Izu Oshima, Nhật Bản từ năm 1720, đến cuối thời kỳ Edo, quả vải đã được đưa đến Kagoshima. Theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản, ngày 23/5 vừa qua, những lô vải đầu tiên của Việt Nam do Công ty Sunrise Farm Nhật Bản ký kết với Công ty Cổ phẩn Ameii Việt Nam đã cập cảng hàng không tại Nhật Bản, đánh dấu một mùa vải bội thu và trái vải Việt Nam được nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đón nhận.

Theo Thông tin Chính phủ

Minh Thảo