Ngược đãi trẻ em hiện được phân thành bốn loại - lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục, lạm dụng tinh thần, trong đó lạm dụng bằng lời nói là một phần và bỏ bê - và nghiên cứu này có thể đưa ra các kế hoạch nhằm phòng ngừa và điều trị.
Không giống như các hình thức lạm dụng tình cảm khác, bao gồm thờ ơ, im lặng và chứng kiến bạo lực gia đình, các nhà nghiên cứu đã phân loại lạm dụng bằng lời nói là “công khai” hơn và cho biết nó “cần được đặc biệt chú ý”.
Words Matter - một tổ chức từ thiện của Anh nhằm cải thiện sức khỏe trẻ em bằng cách chấm dứt lạm dụng bằng lời nói - đã ủy quyền cho các nhà khoa học tại Đại học Wingate ở Bắc Carolina và Đại học College London thực hiện nghiên cứu này.
Họ tìm hiểu về những tác động của việc la hét lâu dài của người lớn đối với trẻ em có thể dẫn tới những hậu quả dưới dạng như đau khổ về tinh thần (trầm cảm, tức giận,...). Ngoài những biểu hiện như trên, chúng có thể bọc lộ ra bên ngoài như phạm tội, lạm dụng chất ngây nghiện; và các kết quả về sức khỏe thể chất (Béo phì, Bệnh phổi,..)
Jessica Bondy, người sáng lập Words Matter, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nắm bắt “quy mô và tác động thực sự của việc lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em”.
Cô chia sẻ rằng tất cả người lớn đôi khi đều bị quá tải và nói những điều không chủ ý. Chúng ta phải làm việc chung để tìm ra cách nhận biết những hành động này và chấm dứt việc người lớn lạm dụng bằng lời nói ở thời thơ ấu để trẻ em có thể phát triển.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới năm 2014 và bốn bài báo khác được trích dẫn trong nghiên cứu mới nhất này, họ cho thấy sự thay đổi đáng kể về lạm dụng trẻ em có thể đang xảy ra bởi vì tỷ lệ lạm dụng tình cảm ở trẻ em đã tăng lên trong khi lạm dụng thể chất và tình dục đã giảm.
Các nhà nghiên cứu cũng kêu gọi “cần có sự nhất quán” trong việc xác định lạm dụng bằng lời nói ở trẻ em để mức và tác động của nó có thể được đo lường một cách thích hợp và phát triển các biện pháp can thiệp.
Các tài nguyên có sẵn trên trang web Words Matter khuyến khích người lớn tránh la hét, lăng mạ, hạ nhục hoặc gọi tên khi nói chuyện với trẻ, cũng như suy nghĩ trước khi nói và dành thời gian để hàn gắn mối quan hệ với trẻ sau khi nói ra điều gì đó gây tổn thương.
Elizabeth Gershoff , giáo sư về phát triển con người và khoa học gia đình tại Đại học Texas ở Austin và là nhà nghiên cứu về kỷ luật của cha mẹ, nói với CNN vào năm 2019 rằng quy tắc đầu tiên là không được chỉ trích khi la mắng.
Cô nói thêm việc xem xét hành vi của trẻ cũng rất quan trọng. Trẻ mới biết đi có thể chỉ tiếp thu sự thất vọng chứ không phải bản chất của tiếng la hét, trong khi một số trẻ phản ứng khác khi bị la mắng.